Trồng mướp đắng vào tháng mấy? Cách trồng mướp đắng ra nhiều quả

Mướp đắng là một loại rau quả rất phổ biến, được rất nhiều người trồng trong xu hướng ăn rau sạch hiện nay. Nhưng cũng rất nhiều người không biết trồng mướp đắng vào tháng mấy, hay cách trồng mướp đắng ra nhiều quả? Bạn dừng quá lo lắng về điều này, bởi bài viết dưới đây của Thegioicayla.vn sẽ giải đáp tận tình các thắc mắc trên rồi nhé.

Mướp đắng là cây gì?

Mướp đắng có tên khoa học là Momordica charantia, chúng cũng là một trong những loại rau củ truyền thống của nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam chúng ta. Chúng thuộc họ bầu bí trong chi Momordica  là thành viên cùng họ với bí, bầu, mướp và các loại dưa…Đây là một loại rau có vị đắng nhất trong các loại rau hiện nay nên chúng mới có tên gọi là mướp đắng đúng bản chất của nó.

trong-muop-dang-vao-thang-may-cach-trong-muop-dang-ra-nhieu-qua.
Trồng mướp đắng vào tháng mấy? Cách trồng mướp đắng ra nhiều quả

Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, một loại dây leo cho quả có vị đắng nhưng lại rất tốt đối với sức khỏe con người. Loại rau này được trồng ở cả vùng có khí hậu nhiệt đới lẫn ôn đới, nhưng chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất là ở vùng có khí hậu giáp ranh, kiểu như vùng đất Đà Lạt nước ta, cây khổ qua phát triển rất nhanh và tốt.

Trồng mướp đắng vào tháng mấy?

Mướp đắng là một giống cây leo tương đối dễ trồng, loại hao màu này không những chỉ được các hộ nông dân trồng ngoài đồng ruộng để làm kinh tế. Mà với  trào lưu trồng sau sạch ngay tận nhà hay trên các sân thượng ngày một nở rộ như hiện nay, thì cây khổ qua cũng được rất nhiều người chọn lựa và trồng khá nhiều.

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra ở đây là trồng mướp đắng vào tháng mấy là hiệu quả nhất, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi trồng thời gian nào trong năm và ít gặp sâu bệnh hay ra nhiều quả nhất. Theo đánh giá và kinh nghiệm trồng rau khổ qua của nhiều người thì thời gian trồng khổ qua tốt nhất là vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 âm lịch là mang lại hiệu quả nhất.

Hay theo nhiều người nông dân thì người ta căn cứ vào vụ mùa, thì vụ Đông Xuân là thời điểm mà thiên thời địa lợi tốt nhất để trồng mướp đắng. Tức trong giai đoạn này thì mọi yếu tố về thời tiết như đủ nước tưới, trời mát dịu êm, thời điểm này sâu bọ cũng bị hạn chế sau một mùa đông và mưa bão cuốn trôi đi rất nhiều rồi. Nên mọi người chú ý trồng cây khổ qua vào mùa này là tốt nhất, cây sẽ cho quả kịp dịp tết nữa đấy.

Cách trồng mướp đắng ra nhiều quả?

Mướp đắng được cho là dễ trồng, dễ thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, và khi bạn đã biết thời điểm tháng nào trồng tốt nhất rồi thì cũng chưa hẳn cây sẽ cho nhiều quả. Vì thế chúng tôi xin giới thiệu quy trình hay cách trồng mướp đắng đơn giản mà cho nhiều quả các bạn có thể tham khảo nhé.

Trước tiên là khâu chọn giống mướp đắng

Có rất nhiều giống mướp đắng cho sai quả các bạn có thể chọn lựa như:

Giống TH-12 đây là một giống khổ qua địa phương quen thuộc nhất hay giống khổ qua xiêm. Rồi các giống khổ qua lai như Chiatai, 054, 185, East-west 241,242,277, TS-01,…

Chuẩn bị đất trồng và bón phân lót

Như đã nói ở trên mướp đắng rất dễ trồng cho nên bạn có thể trồng trên bất cứ loại đất nào, miễn sao đầy đủ dưỡng chất cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là được.

Yêu cầu đất trồng phải thật tơi xốp, thoáng khí, sạch cỏ dại và loại đất được xem là tốt nhất trồng khổ qua là đất thịt pha cát, dạng đất phù sa bồi đắp ven sông rất thích hợp.

Nếu bạn trồng khổ qua theo dạng ruộng vườn thì đất trồng phải được cày xới, sàn lọc rác rưới, cỏ dại và nên phơi ải đất từ 15 – 20 ngày trước khi cày để đất được khử mầm mống bệnh hại cây sau này.

Sau khi đã chuẩn bị đươc đất trồng thì bạn tiến hành bón vôi 80 – 100 kg/ 1 sào nam bộ ( 1000m2) để khử khuẩn. Và bạn bón lót cho đất một số phân hữu cơ như tro trấu, phân chuống hoai mục và cũng có thể bón thêm một ít phân hóa học như lân, kali.

Trồng ruộng thì phải lên liếp rộng tầm 0,6 – 0,8 m và tưới nước nhiều cho đủ độ ẩm đất. Sau đó dùng màng nilon để phủ theo chiều dài luống và ghim cố định màng lại, mục đích để khống chế cỏ dại mọc. Cuối cùng bạn dùng dụng cụ làm vườn để đục lỗ ngay giữa luống, mỗi lỗ cách nhau tầm 0,55 m.

Nếu bạn trồng khổ qua trong chậu thì sau khi bạn chuẩn bị được đất trồng và trộn đều phân hữu cơ hoai mục, bột xơ dừa… Bạn cho đất vào chậu hay có thể vào các thùng xốp để chuẩn bị trồng cây giống vào.

Khâu gieo hạt

Hạt khổ qua bạn cần phải xử lý trước khi gieo để đạt hiệu quả này mầm cao nhất có thể. Bạn dùng nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh và cho hạt vào ngâm tử 5 – 6 tiếng sau đó bạn vớt ra rồi ủ trong khăn ẩm một ngày. Sau khi ủ ẩm xong thì bạn mang hạt ra rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt và đem ủ lại sau khi thấy hạt nứt nanh thì có thể gieo được.

Có hai cách gieo hạt khổ qua, bạn có thể dùng hạt đã ủ sẳn này gieo trực tiếp vào đất với độ sâu khoảng 0,2cm. Chú ý đặt hạt theo hướng đứng, cho đầu nứt nanh hướng xuống dưới. Cách thứ hai, là thay vì gieo trực tiếp vào luống trồng thì bạn nên gieo vòa bầu ươm trước, sau khi cây lên mầm khỏe thì bạn dùng bầu ươm này để trồng.

Dù bạn có gieo bằng cách nào đi nữa thì sai khi gieo hạt xong bạn cần phải giữ ẩm cho đất bằng cách phủ lớp rơm rạ mỏng lên bề mặt. hay có thể dùng tro trấu hay lá cây hoai mục cũng được. Chúng tôi khuyến cáo nên dùng cách gieo trong bầu trước rồi trồng vào luống sau sẽ hiệu quả hơn vì bạn có thể chọn cây giống tốt để trồng.

Phân bón cho cây.

Bón phân là khâu không thể nào thiếu được đối với bất kỳ một loại cây trồng nào, và cây mướp đắng muốn cho ra quả nhiều thì bạn cũng phải bón phân đầy đủ là điều hiển nhiên.

Ngoài phân chuồng được bón lót ra thì phân hóa học cũng cần cung cấp đủ với tỷ lệ như phân Urê 20 kg + 5 kg phân DAP dùng bón cho 1 sào cây khổ qua trồng theo khoảng cách quy định trên. Và việc bón thúc phải theo định kỳ 1 lần trên tuần.

Thậm chí nếu thấy cây phát triên chậm thì bạn có thể phun thêm các loại phân vi sinh kích thích cho cây ra hoa đậu trái, và bạn pha chế theo tỷ lệ hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Các loại phân bón lá bạn có thể dùng cho cây mướp đắng như  HVP 401.N. thì bạn phun khi cây lên được 3 -4 lá thật, loại phân này giúp cây phát triển tốt thân, lá, rễ. Chú ý khi cây bắt đầu ra hoa bói thì ngưng phun.

Tiếp theo khi thấy cây ra hoa rộ thì dùng phân HVP Auxin Qrganic 2 lần và mỗi lần cách nhau 7 ngày sẽ giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó bạn tiếp tục dùng phân HVP 401.N để giúp trái to và màu sắc đẹp.

Lưu ý, sản phẩm chúng tôi nhắc đến ở trên là các loại phân vi sinh rất tốt cho sự phát triển của cây khổ qua. Nếu bạn nào tự trồng ở nhà mà cho rằng đây là thuốc thì hoàn toàn không đúng nhé, bạn có thể không phun các 2 loại phân nói trên cũng chả sao nhưng năng suất cho quả của cây không đạt hiệu quả tối đa được mà thôi.

Khâu chăm sóc cây.

Bạn cần phải tưới nước đầy đủ cho cây vì nước là khâu quan trọng bậc nhất trong làm nông nghiệp mà ông cha ta đã từng nói “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Bạn cần chú ý là cũng không nên tưới đẫm nước quá vài cây mướp đắng không chịu được ngập úng đâu nhé.

Điều quan trọng thứ ba ngoài việc tưới nước bón phân ra thì bạn cần phải làm cỏ dại để cỏ không hút hết chất dinh dưỡng của cây, và nên cắt tỉa bỏ các lá vàng úa, sâu bệnh. Và chú ý đến mương rãnh thoát nước của ruộng và nếu trồng chậu thì khâu này càng phải quan tâm vì lỗ thoát đáy chậu dễ bị nghẹt gây úng cây.

Khâu cắm trà và giăng dây cho giàn

Vì là một giống cây thân leo nên khổ qua rất cần phải có giàn thì mới sinh trưởng, phát triển tốt và ra nhiều quả được.

mướp đắng leo giàn

Khi cây mướp đắng có được từ 3 – 4 lá nhám thì bạn tiến hành cắm trà cho cây, bạn có thể dùng tre chẻ ra để cắm và buộc lại thành giàn giúp cây có không gian phát triển.

Nếu bạn sinh sống tại thành phố không có tre thì bạn có thể mua lưới để làm giàn leo cho cây mướp đắng, loại lưới này bán rất nhiều tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp.

Cách bảo vệ quả mướp đắng khỏi bị sâu hại.

Khi mướp đắng bắt đầu ra hoa đậu quả thì lượng ong bướm kéo đến hút mật điều này giúp cho cây thụ phấn tốt hơn. Nhưng cũng có một số con trung phá hoại thường chính vào quả non gây thối quả. Việc này khiến nhiều người nông dân đau đầu tìm ra giải pháp.

Cách làm đơn giản mà tương đối hiệu quả nhưng lại mất công một tí. Đó là người ta dùng túi ni lon để bọc bảo vệ quả, cách làm này là bạn phải thực hiện bao bọc từng trái mướp đắng và chú ý là bọc làm sao mà nước không vào trong và đọng lại gây hỏng quả là được. Với phương pháp này tuy mất thời gian nhưng rất an toàn khi bạn không dùng hóa chất.

Nhiều người còn sử dụng cả chai nhựa hay chai tủy tinh để đưa quả mướp đắng non vào, và tạo ra sản phẩm mướp khi thu hoạch có màu trắng xanh nhạt rất khác lạ hơn so với các trái khổ qua khác, thậm chí vị đắng cũng ít hơn. Nhưng cách làm này còn tốn thời gian neo buộc cổ chai vào giàn và hạn chế là sau khi thu hoạch phải phá chai mới lấy quả được.

Bảo vệ mướp đắng khỏi sâu bọ phá hoại

Mướp đắng nấu món gì ngon?

Quả mướp đắng rất dễ chế biến thành một số món ăn ngon, dân dã mà ai cũng có thể tự làm được có thể kể đến như:

  1. Món mướp đắng xào trứng.
  2. Món khổ qua xào cà ớt.
  3. Canh mướp đắng cá lóc.
  4. Canh mướp đắng nhồi thịt.
  5. Canh mướp đắng nấu tôm.
  6. Khổ qua xào thịt bò.
  7. Nuộm mướp đắng.
  8. Khổ qua chà bông.
  9. Thịt kho mướp đắng.
  10. Mướp đắng chiên giòn.

Trên đây tất tần tận những gì mà Thegioicayla.vn đã chia sẽ đến các bạn về thời gian trồng mướp đắng vào tháng mấy, cách trồng mướp đắng ra nhiều quả….Chúng tôi hy vọng đã giúp ích được nhiều người, giúp cho bà con nông dân mới tiếp cận chuyển đổi cây trồng có được vụ mùa bội thu. Hay giúp cho nhiều người thích trồng rau có được những chậu mướp đắng sai quả trên sân thượng hay trong không gian sân vườn nhà bạn. Một lần nữa chúc cán bạn thành công. Hen gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Mời xem thêm:

Trồng rau cải cúc vào tháng mấy

Trồng hoa lay ơn vào tháng mấy để kịp tết

5 cách tạo thế dáng cây nguyệt quế đẹp, độc lạ

Viết một bình luận