5 cách tạo thế dáng cây nguyệt quế đẹp, độc lạ ai cũng làm được?

Nguyệt quế là một loại cây được trồng làm cảnh không những có hoa rất thơm mà có hình dáng rất đẹp nữa đấy. Để có được thế cây đẹp thì người chơi cây cảnh phải tìm cách uốn nắn, tác động vào thân cây. Dưới đây là 5 cách tạo thế dáng cây nguyệt quế đẹp, độc lạ ai cũng làm được. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến loại cây này thì hãy tham khảo bài viết này của Thegioicayla.vn nhé.

Cây nguyệt quế là cây gì?

Cây nguyệt quế hay còn gọi là nguyệt quế Hy lạp có tên khoa học là Laurus nobilis thuộc họ Lauraceae, là một loại cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn. Cây nguyệt quế có lá thường xanh và có mùi thơm, đặc biệt là bông màu trắng vô cùng thơm. Giống cây này trước đây mọc hoang dại hay ở trong rừng, chiều cao tối đa có thể lên đến 10 -18 m và chúng có nguồn gốc từ các quốc gia thuộc Địa Trung Hải.

canh-tao-the-cay-nguyet-que-dep
5 cách tạo thế dáng cây nguyệt quế đẹp, độc lạ ai cũng làm được?

Cây nguyệt quế thường được trồng làm cảnh trước nhà, với nhiều người thì loại cây này không những mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà hay mùi thơm dễ chịu tạo bầu không khí rất trong lành mát mẻ. Mà cây nguyệt quế còn mang đến nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy rất tốt cho gia chủ nữa đấy.

Nguyệt quế còn là nguồn cung cấp gia vị trong ẩm thực đó là lá của chúng, loại lá có vị thơm này được dùng tạo hương vị trong một số món ăn. Nó cũng là nguồn để làm vòng nguyêt quế của người Hy Lạp cổ đại dành tặng cho người chiến thắng trong các cuộc thi. Mà ngay đến cuộc thi Olympia ngày nay tại việt Nam vẫn dùng biểu tượng vòng nguyệt quế để tôn vinh người chiến thắng.

Cây nguyệt quế có mấy loại?

Hiện nay cây nguyệt quế được biết đến với 3 loại chính đó là cây nguyệt quế lá lớn, cây nguyệt quế lá nhỏ và cây nguyệt quế thân xoắn.

Cây nguyệt quế lá lớn

Giống cây này có đặc điểm là là to và mọc thưa thớt đúng với tên gọi của chúng. Loại cây này thường có kích thước lớn nên chủ yếu được dùng làm cây bonsai lớn hay trồng trong chậu tại các sân vườn rộng. Dòng cây này rất thích hợp với đất cát pha như đất phù sa bồi đắp ven sông và khả năng chịu hạn rất tốt cho nên chúng rất được ưu chuộng bởi điều này.

Cây nguyệt quế lá nhỏ

Cây nguyệt quế lá nhỏ có kích thước lá bé hơn với cây nguyệt quế lá lớn, cùng với đó là kích thước cây cũng hạn chế hơn nhiều. Nhưng bù lại thì chúng lại rất được ưu chuộng và nhiều người săn lùng tìm kiếm mua. Bởi nó rất phù hợp với đa số sân vườn hẹp hay để ban công tầng hai.

Cây nguyệt quế thân xoắn

Đây cũng là một giống cây nguyệt quế thuộc dạng lá nhỏ nhưng chúng quý hơn, hiếm hơn cây lá nhỏ ở điểm thân cây có hình xoắn nghiêng nghiêng, tạo nên vẻ  đẹp độc lạ và rất riêng biệt của dòng cây này. Chính ví thế mà cây nguyệt quế thân xoắn được dân chơi đặc biệt yêu thích.

Cây nguyệt quế thân xoắn tọa cho người nhìn có cảm giác thân cây giống như những sợi dây quấn lại với nhau. Với hình dáng kỳ quái này thì cây nguyệt quế thân xoắn thuộc dạng đẹp nhất trong các loại cây nguyệt quế, cho nên chúng thường có giá trị cao.

5 cách tạo thế dáng cây nguyệt quế đẹp?

Tạo dáng bằng cách treo

Đây là cách tạo dáng cho cây nguyệt quế phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp tạo dáng này rất đơn giản và dựa vào trọng lượng của vật treo để có thể uốn nắn thân, cành cây theo ý muốn mình thích. Cái khó ở đây là bạn cần xác định được cành cây đó có thể chịu được tải trọng tối đa là bao nhiêu kg để chọn trọng lượng vật treo phù hợp nhất.

Đầu tiên bạn cần xác định được hình dáng của cây mà bạn muốn tạo nên, bạn chọn một số vật có sức nặng như tảng đá, cục sắt hay thậm chí khúc gỗ để làm dụng cụ thực hiện. Và không thể thiếu dây buộc được, nên chọn các dây có độ chắc chắn nhưng mềm mịn để khi buộc vào thân cây không gây xướt vỏ cây.

Một đầu dây bạn buộc chặt vào vật nặng để treo và đầu dây kia bạn buộc vòa phần ngọn cây, cành cây hay giữa thân nhắm làm nghiêng cây hẳn về một hướng hoặc nghiêng theo ý muốn của bạn. Bạn nên chú ý vật treo có trọng lượng phải phù hợp với độ chịu đựng của thân cành, bạn phải ướm thử để biết điều này, nếu treo vật quá nặng và cành quá bé gây gãy, hỏng cành.

Một lưu ý nữa là bạn phải biết được độ tuổi của thân cành mà bạn cần uốn nắn, nếu cành quá non yếu sẽ dễ hỏng, phải chọn cành đủ khỏe, đủ già. Nhưng không chọn cành quá già vì cành già thường hay giòn và dễ gãy. Cùng với đó trong suốt quá trình tạo dáng cho cây thì bạn cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt.

Tạo dáng bằng cách neo

Đây cũng là phương pháp tạo dáng cho cây nguyệt quế cũng tương đối đơn giản tương tự như cách tạo dáng bằng phương pháp treo ở trên.

Với phương pháp này thì nó chỉ khác là thay vì bạn dùng vật nặng treo vào thân cây, dựa vào trọng lượng của vật để làm cây thay đổi hình dáng. Thì ở cách neo này bạn cũng buộc một đầu dây vào vị trí thân, cành cây nguyệt quế còn một đầu còn lại bạn bạn chỉ cần “ neo”- tức là buộc vào bất kỳ một vị trí cố định nào đó để điều chỉnh và hướng cho thân cành có hình dáng bạn mong muốn.

Bạn có thể đóng vài cái cọc ở xung quanh mặt đất rồi buộc dây neo vào. Hay bạn có thể cột dây neo vào các gốc cây khác ở gần đó. Miễn làm sao bạn điều chỉnh được thân cành cây nguyệt quế theo hình dạng bạn thích là được. Chú ý việc uốn nắn kiểu này cũng dựa vào tuổi thọ của cây để xác định lực kéo vừa đủ, không nên kéo quá căng một lần sẽ dễ làm gãy cành mà nên kéo từ từ theo thời gian.

Tạo dáng bằng cách nêm

Nhiều bạn nghe đến phương pháp “nêm” có vẻ hơi lạ và tưởng chừng như rất phức tạp. Nhưng ngược lại thì phương pháp này lại rất đơn giản, thậm chí dễ thực hiện hơn 2 cách đã chỉ dẫn ở trên đấy.

Trước tiên thì bạn cần xác định được mẫu dáng cây nguyệt quế ưng ý trong đầu, hay bạn có thể phát thảo ra giấy theo hình dạng thực tế hiện tại của cây cần uốn rồi chỉnh sửa trên giấy trước. Sau đó bạn bắt tay vào thực hiện tạo thế cho cây.

Ví dụ bạn muốn điều chỉnh lại thế của một cây nguyệt quế đang có hướng mọc thẳng tắp thành thế nắm ngang. Bạn chỉ cần dùng một đoạn gỗ cứng hay một thanh kim loại rồi nêm giữa thân và cành, điều này giúp cho cành nguyệt quế không phải vươn ra xa so với thiết kế mà bạn mong muốn.

Dù bạn tạo dáng bằng cách nào đi chăng nữa thì việc cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng và ánh sáng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt là yếu cố cốt lõi nhất. Tạo thế cho cây nguyệt quế bằng cách nêm sẽ mang lại cho bạn một kết quả tương đối bất ngờ đấy, hãy thử xem nào. Nên chú ý nếu dùng gỗ để nêm thì nên chọn loại gỗ cứng, chắc để đảm bảo khi cành vươn ra không làm gãy canh gỗ được chêm thêm.

Tạo dáng bằng cách quấn dây kẽm

Đây là cách tạo dáng mà chúng tôi đánh giá là khá hiệu quả và cũng dễ thực hiện. Nếu bạn có nhiều thời gian và có chút đầu tư về tài chính một tí thì chúng tôi khuyên nên dùng cách này nhé.

Tại sao chúng tôi nhắc đến một tí tài chính ở đây. Nếu như bạn thực hiện uốn tạo dáng cây nguyệt quế theo 3 cách ở trên thì bạn chỉ cần bất cứ loại dây nào và vật dụng có thể tìm kiếm ngay tại nhà, không cần mất tiền mua. Nhưng đối với cách quấn dây kẽm này thì bạn cần phải bỏ tiền để mua dây kẽm.

cây nguyệt quế đẹp

Dây kẽm có đặc tính là mềm, dễ uốn nắn theo hình dáng mình cần, bạn có thể thay thế bằng dây đồng hay dây nhôm đều được. Nhưng quan trọng bạn chú ý là dây quấn ở đây phải được bọc lớp bảo vệ mềm bên ngoài, thường là lớp chỉ quấn quanh đường kính của dây. Mục đích việc này là để dây khi tiếp xúc thân cây không làm trầy xướt vỏ cây.

Bạn cũng nên mua nhiều loại dây có đường kính khác nhau để thực hiện trên từng thân, hay cành có độ lớn bé khác nhau cho phù hợp nhất. Nếu quấn thân thì dùng loại dây có đường kính lớn, mà quấn cành bé thì dùng dây có đường kính nhỏ mà thôi.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Sau khi xác định được kiểu thế dáng cây cần tạo và chuẩn bị dây quấn xong, thì bạn chỉ cần quấn dây vào thân cành và uốn nắn theo hình dáng mình cần tạo mà thôi. Sau đó bạn chờ cây định hình theo dáng quấn, thời gian tầm khoảng 4, 5 tháng đến 1 năm tùy theo dduwognf kính cây.

Điểm chú ý ở đây là bạn phải theo dõi sự phát triển của thân cành một cách sít sao nhất. Nếu thấy cành có hiện tượng ăn lấn vào dây quấn, do bận quấn chặt quá. Thì bạn cần tháo dây và nới lỏng ra một tí để không ảnh hưởng đến thân,c cành cây cần định dạng.

Tạo dáng bằng cách cắt tỉa cành

Nếu như các cách chúng tôi đã giới thiệu ở trên đã đơn giản rồi, thì đây có thể xem là cách đơn giản nhất của việc tạo thế dáng cho cây nguyệt quế. Cách này hầu như ai cũng có thể thực hiện được mà không phải mất nhiều thời gian.

Bạn chỉ cần có một chiếc kéo, tốt nhất là loại kéo chuyên bấm tỉa cành cây có bán rất nhiều tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Hay bạn cũng có thể mua online trên mạng qua các trang thương mại điện tử như Tiki hay Lazada, Shopee, Sendo…

Cách thực hiện bằng phương pháp này là bạn quan sát, theo dõi các cành cây mọc không theo ý bạn thích, bạn chỉ cần cắt tỉa bỏ đi. Nhưng phương pháp này bạn phải thường xuyên theo dõi sự phát tiển của cây để thực hiện khi cần. Và sau khi cắt bạn nhớ bôi keo liền sẹo tại ngay vết cắt để giữ cho vết cắt không bị hỏng do tác động từ bên ngoài.

Cây nguyệt quế có ý nghĩa phong thủy gì?

Không những mang lại vẻ đẹp, hương thơm để trang trí cho ngôi nhà và tạo ra bầu không khí vô cùng dễ chịu. Mà cây nguyệt quế còn có ý nghĩa về mặt phong thủy rất tốt cho ngôi nhà bạn.

Nhiều người cho rằng trồng cây nguyệt quế mang lại điềm may mắn, sự thành công trong công việc, sự nghiệp và đặc biệt gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ.

Hơn nữa đối với những bậc cao niên cho đây là loài cây mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, bình an, con cháu có thành tích tốt trong học tập, đỗ đạt cao mà mọi công việc được thuận buồm xuôi gió.

Thậm chí đối với một số người có tư tưởng hướng về tâm linh còn đánh giá cây nguyệt quế có thể trừ ta, xoa đuổi ma quỷ. Đuổi được vận đen, điều xuôi xẻo trong cuộc sống, đem đến các điều tốt lành nhất cho gia chủ mà thôi.

Có thể nói, trên đây là tất tần tật cách tạo thế dáng cây nguyệt quế đẹp, độc lạ ai cũng có thể làm được mà Thegioicayla.vn gợi ý cho bạn. Hy vọng những chia sẽ trên giúp cho bạn có được các kiến thức bổ ích và tạo nên sản phẩm cây nguyệt quế trở nên “lột xác” mới mẻ, và đẹp hơn nhiều so với trước đây. Chúc các bạn luôn vui khỏe và thành công trong việc cũng như trong cuộc sống. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết lần sau nhé.

Mời xem thêm:

Trồng hoa lay ơn vào tháng mấy

Trồng mướp đắng vào tháng mấy?

Trồng rau cải cúc vào tháng mấy?

Viết một bình luận