Trồng cây vú sữa bao lâu có trái thu hoạch và bán

Vú sữa là một loại cây ăn quả lâu năm và cho trái theo mùa, trái vú sữa lại rất ngon ngọt cho nên được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay. Không những được trồng lấy quả, cây vú sữa còn được trồng làm cảnh tại các khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự cao cấp. Chính vì thế mà việc trồng cây vú sữa bao lâu có trái thu hoạch và bán được nhiều người quan tâm. Hãy cũng Thegioicayla.vn đi phân tích kỹ hơn vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây vú sữa?

+ Cây vú sữa là cây thân gỗ có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm.

+ Vú sữa có lớp vỏ sần sùi, xù xì như da cóc nên có nhiều cây địa y và cây tầm gửi thường bám vào.

+ Tán cây rộng, chiều cao từ 10 – 15 mét.

+ Lá vú sữa mọc so le, có hình ovan đơn, mép liền, dài từ 5 – 15 cm, mặt dưới bóng, óng ánh vàng.

+ Hoa vú sữa nhỏ màu trắng, ánh tía và có mùi rất thơm và chúng thuộc hoa lưỡng tính.

+ Quả vú sữa to khoảng bằng nắm tay, da có màu xanh nhưng khi chín có màu hồng nhạt hay màu trắng vàng tùy từng loại.

+ Hạt vú sữa dạng dẹt có màu nâu nhạt và rất cứng.

Trồng cây vú sữa bao lâu có trái thu hoạch?

Có hai cách trồng cây vú sữa phổ biến đó là trồng từ hạt và trồng bằng phương pháp chiết cành. Tùy vào từng ưu nhược điểm của từng phương pháp mà người ta sẽ có sự chọn lựa.

trong-cay-vu-sua-bao-lau-co-trai-thu-hoach-va-ba
Trồng cây vú sữa bao lâu có trái thu hoạch và bán

Trống vú sữa bằng cách gieo hạt thì cây sẽ to khỏe và tuổi thọ sẽ cao hơn với việc chiết cành nhưng thời gian để cho cây cho quả rất lâu. Phải mất từ 5 – 7 năm sau khi trồng thì cây mới có thể cho trái được.

Còn nếu như bạn chọn cách trồng cây vú sữa từ việc chiết cành thì có ưu điểm là cây lớn nhanh và thời gian cho quả sớm, chỉ mất tầm 3 năm là bạn có thể thu hoạch quả nếu như chăm sóc tốt. Nhưng ngược lại thì tuổi thọ cây sẽ thấp hơn so với việc trồng từ hạt.

Hiện nay có rất nhiều nhà vườn lựa chọn phương pháp trồng vú sữa bằng cách chiết cành nhằm rút ngắn thời gian thu hoạch để có thể thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi nhuận trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể.

Cách chăm sóc cây vú sữa nhanh ra trái?

Bạn cần phải biết vú sữa là giống cây phù hợp với điều kiện nhiệt đới, nơi có nhiệt độ nằm trong tầm khoảng 22 – 34 độ C là khoảng nhiệt mà cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cây chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng rỏ rệt, cây không chịu được vùng có gió bảo thường xuyên do cây có tán lá rộng.

Thời gian ra hoa đến khi cho quả thu hoạch của trái vú sữa phải mất từ 180 – 200 ngày. Vụ mùa thu hoạch vú sữa là từ tháng 2 – 3 âm lịch hằng năm. Nhưng hiện nay với khoa học tiến bộ con người có thể tác động kích thích để vú sữa có thể ra quả trái mùa để mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.

Việc chăm sóc cây vú sữa sao cho cây phát triển tốt và cho năng suất cao thì bạn phải nắm được từng giai đoạn sinh trưởng của cây để có cách tác động mang lại hiệu quả tốt nhất.

Giai đoạn cây dưới 3 năm tuổi

+ Dùng cỏ lá hay rơm rạ phủ gốc cây để giữ ẩm cho cây và hạn chế cỏ dại mọc lên.

+ Bạn cần thường xuyên làm cỏ, xới đất quanh gốc cây để tạo độ tơi xốp.

+ Cần tưới nước đầy đủ cho cây trong giai đoạn này, tùy vào từng mùa nắng hay mưa mà bạn điều tiết lượng nước tưới, miễn sao cây được cung cấp đủ nước là được.

+ Bón mỗi tháng 1 lần cho cây bằng dung dịch Greefield 555 từ 70 -80 ml cộng với 20 gam phân Urê. Hòa tan đều với một ít nước để tưới vào gốc.

+ Sau 1 năm khi thấy cây phát triển tốt thì có thể tăng lượng phân lên để cây có được đầy đủ dưỡng chất nuôi thân.

+ Tỉa cành tạo tán cho cây trong giai đoạn này cũng khá quan trọng để giúp cho cành cây phân bố theo 4 hướng cho nhiều tán, tỉa bỏ các cành vượt, cành trong tán cây, cành sâu bệnh.

Giai đoạn cây trên 3 năm tuổi

Đây là giai đoạn cũng không kém phần quan trọng của cây, nếu như câu trồng bằng phương pháp chiết cành thì  giai đoạn này có thể bắt đầu cho quả bói, còn cây trồng từ hạt thì đây cũng là lúc cây tạo tán và phát triển sung mãng nhất. Cho nên bạn cần chú ý một số điểm sau trong việc chăm sóc cây:

+ Phủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, lá cây bởi rễ vú sữa thường ăn nông nên việc phủ gốc rất tốt cho cây.

+ Tuy cây đã lớn nhưng bạn cũng phải làm cỏ, phát, nhổ bỏ các cây bụi cạnh tranh chất dinh dưỡng với gốc cây. Khi cây có tán rộng che phủ phần đất xung quanh thì cỏ sẽ tự động không còn chổ mọc được nữa.

+ Tưới nước đầy đủ cho cây vú sữa là việc làm không thể nào bỏ qua được, vì bất cứ một loại cây trồng nào cũng cần nước để duy trì sự sống chứ không riêng gì cây vú sữa.

+ Tỉa bỏ các cành cây mọc đứng trong tán, cành bị sau bệnh, cành gãy, cành khô héo già cổi, tỉa bỏ các cành mọc gần sát mặt đất.

+ Chú ý khâu bón phân cũng cần tăng lượng phân bón lên khi cây bắt đầu cho trái nhằm đảm bảo dưỡng chất để cây cho quả đạt năng suất cao nhất.

Phòng trừ sâu bệnh cho trái vú sữa?

Có rất nhiều loại sâu bệnh hại đến cây vú sữa, nhất là giai đoạn cây bắt đầu cho trái, vì thế bạn cần nắm được một số bệnh cơ bản sau và cách phòng trừ:

+ Sâu đục trái: Loại sâu hại có thể đục phá trái từ khi mới đậu cho đến khi già và chín, nó làm cho trái vú sữa non bị rụng hư cả trái hay trái chín giảm đi phẩm chất trái.

Vì thế khi thấy tình trạng 1 vài trái non bị rụng thì bạn dùng một trong các laoij thuốc như Tiper 25EC, Tizonon 50EC, SauAba 3.6EC, Newgreen 2.0EC, Vibasu…để phun ngay và phun 2 -3 lần cách nhau 7 -10 ngày.

+ Thối trái vú sữa do nấm Lasio diplodia Theobromac và Colletotrichum sp xâm nhậm từ khi trái còn nhỏ gây ra. Nấm này gây vết đốm đen và làm rụng trái. Bệnh này phòng ngừa bằng cách vệ sinh vườn thông thoáng tránh lây lan, nhặt và tiêu hủy trái rụng vì bệnh.

Dùng một số loại thuốc sau đây để phun như: Tipo-M 70BHN, Tinomyl 50WP, Lâmbac 35SD, Tipozeb 80WP, Awin 100SC, Carbenzim 500FL, Thio-M 500SC, Score, Antracol, Daconil, Nustar hay Benomyl…2-3 lần, cách nhau 10-15 ngày/lần.

Qua tất cả những chia sẽ của Thegioicayla.vn về cây vú sữa thì chúng tôi tin rằng các bạn đã nắm được việc trồng cây vú sữa bao lâu có trái thu hoạch và bán rồi phải không nào. Chúc các bạn thành công trong việc phát triển mô hình kinh tế trồng cây vú sữa cho trái hay làm cảnh nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến Website này.

Mời xem thêm:

Cây sao đen có tác dụng gì

Đậu đen xanh lòng có công dụng gì

Tác dụng của cây mía tím

Viết một bình luận