Tác dụng của cây mía tím? Ăn mía nhiều có tốt không?

Mía là một loại cây thân thảo, được trồng nhiều trên khắp thế giới, nhất là vùng đất nhiệt đới. Cây mía tím là giống mía rất ngon, ngọt, mềm  nên được nhiều người thích. Và rất nhiều người trong số chúng ta không hiểu được tác dụng của cây mía tím? ăn mía nhiều có tốt không? Nhưng bạn đứng lo, hãy bỏ chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của Thegioicayla.vn thì mọi điều về cây mía tím sẽ được sáng tỏ.

Cây mía  là cây gì?

Mía là một dạng thực vật mà thân có chứa nước và chúng chứa hàm lượng đường rất lớn. Cây mía rất quen thuộc với nhiều người dân vùng nhiệt đới, chúng xuất hiện khắp nơi trên thế giới, nhất là vùng Đông Á và Nam Mỹ. Phần thân của cây mía được dùng để ép lấy nước uống như một loại nước giải khát rất ngon và rất tốt cho sức khỏe con người.

tac-dung-cua-cay-mia-tim-an-mia-nhieu-co-tot-khong,
Tác dụng của cây mía tím? ăn mía nhiều có tốt không?

Ngoài ra thì cây mía còn là nguyên liệu chính của ngành mía đường và sản xuất bánh kẹo, hayt đơn giản làm mật mía – một nguyên liệu thường xuyên dùng để chế biến thức ăn hằng ngày mà các gia đình Việt thường hay dùng.

Đặc điểm của cây mía tím?

+ Cây mía tím có vỏ màu tím nhìn rất đẹp và thường có lớp phấn trắng bao phủ.

+ Lá mía dài và rộng từ 2,5 – 5cm và nhìn không phân biệt được so với các loại mía khác như mía trắng, mía lau…

+ Thông thường cây mía tím cũng có thể cao từ 2 – 3 m tùy vào điều kiện sinh trương tốt hay kém.

+ Thân mía tím mọc thẳng đứng và được chia thành nhiều đốt giống cây tre, cây trúc.

+ Rễ thuộc dạng rễ chùm giống kiểu rễ tre và có tác dụng trong việc hút nước và dưỡng chất trong đất để nuôi cây.

+ Cây mía cũng có hoa nhưng ít khi bắt gặp được, hoa có hình dáng giống chiếc quạt xòe, mọc thành chùm dài khá đẹp.

Tác dụng của cây mía tím?

Cũng như hầu hết các giống mía khác như mía đỏ, mía trắng, mía bách giải, mía dò…thì cây mía tím có rất nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta đấy. Nhất là các lợi ích về mặt sức khỏe như:

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Mặc dù người bệnh tiểu đường không được phép tiêu thụ các sản phẩm có hàm lượng đường cao nhưng cây mía thì hoàn toàn ngược lại. Cây mía tím có chứa đường tự nhiên có chỉ số đường huyết rất thấp điều này ngăn cản sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường.

Nước mía được xem là nguồn nước giải khác thay thế cho các nước ngọt có gas sẽ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng điều này mà nạp lượng lớn nước mía hằng ngày cũng sẽ không tốt đâu nhé.

Giúp lợi tiểu

Mía có chứa hàm lượng nước cao nên khi đung nước mía hay ăn mía trực tiếp sẽ giúp cơ theer đào thải lượng muối dư thừa để giúp cho thận không bị rơi vào tình trạng quá tải và luôn khỏe mạnh.

Nước mía tím có tính mát nên có tác dụng giải nhiệt rất tốt, giảm bớt nóng rát do đường tiết niệu gây nên. Chính vì thế mà khi tiểu tiện bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu hơn nhiều.

Giúp tăng khả năng trao đổi chất và giảm ốm ngén cho phụ nữ mang thai

Nếu bạn nghĩ đướng là nguyên nhân gây thừa cân béo phì thì rất đúng rồi, không có gì bàn cải cả. Nhưng nếu đối với đường trong cây mía mà bạn biết điều tiết hợp lý, dùng điều độ vừa phải thì đây chính là thực phẩm hỗ trợ thúc đẩy chuổi acid amin trao đổi chất và không gây nên quá trình tăng cân quá nhanh cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai trong các tuần thai kỳ đầu tiên mà dùng nước mía với gừng sẽ giúp giảm bớt tình trạng bồn nôn, mệt mỏi. Nhờ vậy mà bạn có thể ăn uống ngon miệng hơn, cung cấp được đầy đủ dưỡng chất để nuôi bào thai, nâng cao sức khỏe miễn dịch trong suốt thai kỳ.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia sức khỏe thì trong thành phần của mía có chứa các chất chống o xy hóa mà cơ thể chúng ta cần để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời chính chất ô xy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự tàn phá của tế bào gốc tự do lên cơ thể.

Hơn nữa, nhờ ngăn chặn được sự tổn thương từ các phân tử gốc tự do, cây mía tím giúp làm giảm các vấn đề bệnh tật àm con người thường xuyên gặp phải như bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư da, tiểu đường…

Giúp da khỏe mạnh, sáng mịn

Trong thành phần của nước mía có chứa axit hydroxy và axit glycolic đây là hai thành phần axit có rất nhiều lợi ích cho làn da bạn. Giúp cho da ngậm nước, ngăn ngừa lão hóa da, chống mụn trứng cá giúp làn da luôn căn mịn.

Ngoài ra các hợ chất có trong nước mía như phenolic, flavonoid cà chất chống ô xy hóa có thể làm chậm lại các dấu hiệu lão hóa da và giúp giảm xuất hiện các nếp nhăn. Cho nên bạn uống nước mía thường xuyên giúp cho gương mặt thêm rạng rở, mềm mại và dẻo dai.

Ngăn ngừa sâu răng

Nếu các bạn nói với chúng tôi rằng chính đường là tác nhân gây ra bệnh sâu răng nhiều nhất. Điều đó đúng, chúng tôi thừa nhận. Nhưng bạn ăn mía lại là một gải pháp “đánh răng tự nhiên” vô cung hữu hiệu.

Khi bạn nhai bả mía để lấy nước thì chính bả này giúp cho việc cọ sát nhẹ nhàng, mềm mại giúp cho các mảng bám trên răng theo đó mà rơi ra. Giúp cho răng bạn sáng hơn sau khi ăn một cây mía đấy.

Hơn nữa, nước mía có chứa các khoáng chất quan trọng như phốt pho và can xi giúp tạo men răng, mà men răng có tác dụng bảo vệ không làm bệnh sâu răng phát triển được.

Giúp hỗ trợ giảm cân nếu dùng ít

Nước mía là một thức uống rất lý tưởng cho việc giảm cân mà ít ai có thể ngờ đến, vì đường trong nước mía là đường tự nhiên không có nguy cơ gia tăng lượng đường trong máu mà nó còn có tác dụng là giảm mức cholesterol không lành mạnh nữa. Chính chất xơ hòa tan cao này giúp làm giảm trọng lượng cơ thể. Hơn thế nữa, đường trong mía gây cảm giác no lâu cho nên hạn chế việc bạn nạp thêm thức ăn nhiều đạm vào cơ thể nữa.

Hỗ trợ trị sỏi thận

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận là do chúng ta uống quá ít nước hằng ngày hay cơ thể bị mất quá nhiều nước do lao động nặng nhọc mà không bù nước đủ. Ăn mía hay uống nước mía là một giải pháp để tái tạo chát hydrat cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước mía thường xuyên sẽ giúp cho sỏi thận thu nhỏ.

Ăn mía nhiều có tốt không?

Tuy mía có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe như đã kể trên nhưng việc lạm dụng quá mức sẽ gây phản tác dụng nữa đấy.

Ví dụ như bạn có thể thấy 70 % chất dinh dưỡng trong cây mía là đường, còn lại là tinh bột, chất đạm và chất béo…đây là những chất đều có khả năng gây nên bệnh thừa cân béo phì nếu như bạn không biết cách điều tiết lượng mía nạp vào cơ thể.

Nếu bạn ăn hay uống khoảng 200ml nước mía mỗi ngày thì tốt nhưng bạn uống đến cả tận 2 lít nước mía mỗi ngày thì lượng đường cứ tích tụ tăng dần và gây nên béo phì thôi.

Nếu bạn có đường tiêu hóa không tốt thì nên hạn chế uống nước mía hay ăn mía bởi mía có tính hàn và hàm lượng đường cao cho nên sẽ dễ gây ra tình trạng đầy hơi, đi ngoài nhiều lần đấy.

Qua những chia sẽ của Thegioicayla.vn về cây mía, chúng tôi hy vọng các các bạn đã nắm được tác dụng của cây mía tím? hay việc ăn mía nhiều có tốt không? Để có thể hiểu và dùng mía với liều lượng hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe và tránh các tác hại mà việc dùng mía quá nhiều gây nên. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Mời xem thêm:

Đậu đen xanh lòng có công dụng gì

Trồng cây vú sữa bao lâu có trái

Trồng cây vú sữa trước nhà có tốt

Viết một bình luận