Cách trồng vú sữa từ hạt, vú sữa ghép hiệu quả thu hoạch

Vú sữa là một giống cây ăn quả vô cùng quen thuộc với rất nhiều người. Nhưng để biết được cách trồng vú sữa từ hạt, vú sữa ghép hiệu quả thu hoạch như thế nào? Mời các bạn hãy tham khảo những chia sẽ về cây vú sữa ở bài viết dưới đây của Thegioicayla.vn để hiểu rỏ hơn nhé!

Cây vú sữa là cây gì?

Vú sữa là một cây ăn quả thân gỗ thuộc họ Hồng Xiêm, chúng có tên khoa học là Chrysophyllum cainino. Loại cây này được cho là có nguồn gốc từ đảo Antilles và Châu Mỹ. Hiện nay chúng được trồng khá nhiều tại các quốc gia vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Không những trồng với mục đích lấy quả mà cây vú sữa còn rất được ưu chuộng trồng làm cảnh sân vườn và lấy bóng râm mát.

Đặc điểm của cây vú sữa

+ Thân cây có lớp vỏ bên ngoài xù xì và thường có nhiều cây địa y, tầm gửi bu bám vào.

+ Tán lá rộng và nhiều cành nhánh, cành cây dẻo dai. Chiều cao trung bình từ 10 – 15 m.

+ Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 22 đến 34 độ C.

+ Lá cây thường có màu xanh, mọc so le nhau, có hình ovan đơn, mép liên, dài từ 5 -15cm.

+ Hoa vú sữa nhỏ, có màu trắng ánh tía và đặc biệt có mùi rất thơm. Chúng thuộc thực vật lưỡng tính nên tự thụ phấn.

+ Quả tròn, khi còn non có màu xanh nhưng khi chín thường có hai màu đó là màu tím và  màu trắng ánh vàng nhẹ.

+ Lớp cùi thịt của trái vú sữa có vị ngọt và ăn rất ngon, và mọng nước có màu trắng đục như sữa mẹ.

+ Vỏ có nhiều nhựa mủ và không ăn được, có vị chat. Hạt vú sữa dạng dẹt, màu nâu nhạt và khá cứng.

Cách trồng vú sữa từ hạt, vú sữa ghép?

Trồng vú sữa rất đơn giản và dễ thực hiện, các bạn có thê chọn một trong hai cách đó là trồng từ hạt và trồng từ việc ghép cành. Nếu như trồng từ hạt thì thời gian ra trái lâu hơn so với trồng ghép cành, còn việc trồng ghép cành tuy nhanh cho trái nhưng tuổi thọ cây lại thấp.

Cách chọn giống vú sữa

Hiện nay có rất nhiều giống cây vú sữa với nhiều ưu điểm vượt trội khá nổi tiếng phải kể đến như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, vú sữa Bơ Hồng, vú sữa tím Mica, vú sữa Hoàng Kim… Đây các các loại cây giống vú sữa cho trái chất lượng tuyệt vời cùng với năng suất cao.

vú sữa đang cho trái

Đối với việc bạn chọn cách trồng gieo hạt thì bạn nên chọn các trái vú sữa chín cây, to, tròn, đẹp, da sáng căn mịn. Nên chọn thời điểm lấy hạt khi cây cho trái chính vụ, đầu mùa, không nên lấy hạt thời điểm cuối mùa vì tỉ lệ nãy mầm kém và cây sẽ chậm phát triển hơn.

Đối với cách chọn trồng ghép cành thì bạn nên chọn các cây vú sữa mẹ to khỏe, có tuổi đời còn non khoảng từ 5 – 7 tuổi  và chọn cành ở bì tán lá và có từ 2 – 3 cành non. Chú ý không nên chọn cành bên trong tán, cành vượt để ghép.

Cách gieo hạt vú sữa

Sau khi bạn đã chọn được trái vú sữa để lấy hạt thì bạn tách bóc phần hạt ra. Lấy các hạt đó cho vào thau nước để khuấy loại bỏ các hạt lép nổi lên trên mặt nước. Tiếp theo bạn gieo hạt trực tiếp vào khay hay túi đất đã được chuẩn bị sẵn.

Chú ý bạn đặt phần tể hạt có màu trắng hướng xuống dưới và không nên gieo quá sâu và không được quá cạn. độ sâu gieo tốt nhất từ 1,5 – 2 cm. Sau khi gio xong bạn cần che đậy và tưới nước để giữ ẩm cho đất, giúp nhanh nảy mần hơn.

Khi thấy hạt đã lên từ 4 – 5 lá mầm thì bạn nên tách chiết sang bầu ươm đã được chuẩn bị sẵn với phân hữu cơ trộn sẵn, giúp cho cây nhanh phát triển hơn. Sau khi cho vào bâu ươm được hơn 1 tuần thì có thể tưới thêm phân vô cơ với tỉ lệ khá thấp để kích thích cây nhanh tốt.

Cách trồng cây vú sữa ghép

Trồng cây theo phương pháp từ chiết cành, ghép cành được rất nhiều nhà vườn lựa chọn bởi tính hiệu quả về rút ngắn thời gian cho trái nhanh hơn nhiều so với cách trồng từ hạt. Và vú sữa cũng khá thích hợp với việc trồng từ cách này.

Kỹ thuật để ghép cành tương đối dễ thực hiện, đối với ghép cành bạn nên chọn gốc ghép có đường kính từ 0,8 – 1cm tương đương với gốc có tuổi thọ từ 15 – 18 tháng, sau đó dùng dao nhọn vát gốc ghép theo hình nêm có chiều dài từ 1,5 đến 2 cm. Cành ghép nên sử dụng cành cách chồi ngọn từ 30 – 40 cm và dùng dao vát góc 30 độ đến giữa thân cành.

Khi ghép chúng ta giữ vạt nêm của gốc ghép đạt vào vị trí vạt xéo trên cành ghép sao cho mặt trùng khớp với cành ghép, tiến hành buộc chặt bằng dây PE để giữ cố định tránh gió làm lung lay cành ghép.

Cách chọn đất trồng

Để một giống cây trồng mang lại hiệu quả cao từ việc cho nhiều trái thì khâu chọn đất trồng rất quan trọng. Bạn cần nắm các kỹ thuật cơ bản nhất mới có thể thành công được.

Tuy vú sữa rất dễ trồng và thích nghi với nhiều loại thổ nhưỡng nhưng nếu trồng theo kiểu mô hình kinh tế vườn tượt thì bạn cần lên sơ đồ mương rãnh, liếp đất, tính toán khoảng cách giữ các cây sau khi trưởng thành cho hợp lý.

Trước khi trồng thì bạn cần xử lý đất bằng vôi bột để khử mặn, khử phèn, hạn chế sâu bệnh, nấm bệnh gây hại cho cây. Tốt hơn thì nên cày xới, phơi ải đất trong vòng 15 đến 30 ngày trước khi bắt đầu trồng cây.

Cách chăm sóc cây vú sữa cho năng suất cao

+ Khâu đầu tiên rất quan trọng là nguồn nước tưới tiêu cho cây, những năm đầu thì cây vú sữa chưa đâm rễ sâu được nên rất cần nguồn nước tưới đủ để cây phát triển. Và mùa mưa cần có hệ thống thoát nước tốt để chống ngập úng lâu làm cây bị lay gốc và thối rễ.

+ Làm cỏ cho cây là một điều không thể bỏ qua trong những năm đầu, việc này giúp cho đất được tơi xốp hơn và cỏ dại không tranh hết phần dinh dưỡng mà chúng ta bón cho cây. Nếu được chăm sóc tốt khâu này thì cây vú sữa sẽ nhanh lớn hơn.

+ Bón phân cho cây bạn cũng không thể bỏ qua khâu cực kỳ quan trọng này. Ngoài phân chuồng hoai mục được bón lót thì trong vài năm đầu bạn định kỳ bón thường phân chuồng cho cây 1 đến 2 lần/năm. Hơn nữa bạn phải bón thêm phân NPK tăng cường hằng tháng để cây đầy đủ dưỡng chất.

+ Trong 1 – 2 năm đầu bạn nên chú ý tỉa cành cho cây vú sữa, nên tỉa các cành gần gốc, các cành yếu ớt, còi cọc, sâu bệnh. Chỉ chừa lại các cành trên cao và chừa sao cho cây phân bố cành đều tạo thành tán tròn thì sau này sẽ cho nhiều quả.

+ Sau một mùa vụ thu hoạch thì bạn cần quan sát loại bỏ đi các cành bị già cổi, sâu bệnh, ít ra trái để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi cho các cành còn lại. Bỏ đi các cành khô, cành chết nữa để không gian cho cây tạo thêm tán từ các cành non.

+ Có 3 thời điểm rất quan trọng để cây vú sữa cho năng suất cao đó là thời điểm cây vừa cho trái, khi trái lớn bằng quả trứng và thời điểm trái đang vào giai đoạn già. Tại các thời điểm này bạn cần bón thêm phân NPK cho cây và tưới nước đều đặn để kích thích trái phát triển hết khả năng có thể.

Tóm lại, với tất cả những chia sẽ ở bài viết trên về cách trồng vú sữa từ hạt, vú sữa ghép của Thegioicayla.vn đã giới thiệu, chúng tôi tin rằng sữ giúp ích được rất nhiều người, nhất là các bạn đang vào nghề nông với việc trồng cây vú sữa làm hướng đi phát triển kinh tế. Chúc các bạn thành công trong công việc và cuộc sống.

Mời xem thêm:

7 loại cây ăn quả chịu được ngập úng tốt 

Top 9 giống ổi ngon nhất hiện nay

Cây huỳnh đàn là cây gì

Viết một bình luận