Củ ráy chữa ho được không? Có mấy loại? Cách trồng như thế nào?

Cây ráy là một loại cây mà người miền quê hầu như ai cũng biết nhưng đa phần đối với người thành thị thì rất nhiều người không biết đến Cây ráy là cây gì? đặc điểm ra sao hay có mấy loại cây ráy. Nếu các bạn cũng đang quan tâm tìm hiểu về loại cây này thì mời xem bài viết dưới đây của Thegioicayla.vn để rỏ chi tiết nhé.

Đôi nét về cây ráy

Cây ráy là cây gì?

Cây ráy là một loại thực vật mọc hoang ở những vùng đất ẩm ươt, trũng thấp. Loài cây này được biết đến với một số tên gọi khác như ráy dại, dã vu. Chúng có tên khoa học là Alocasia Odora, thuộc họ Ráy ( danh pháp khoa học Araceae). Loại cây này phân bố chủ yếu tại các quốc gia vùng nhiệt đới, nhiều nhất tại Philipine và tại nước ta loại cây này cũng mọc hoang khắp nơi.

cu-ray-chua-ho-duoc-khong-co-may-loai-cach-trong-nhu-the-nao
Củ ráy chữa ho, trồng làm cảnh

Ít người biết rằng loài cây dại này có nhiều tác dụng trong việc điều trị một số bệnh và có lợi cho sức khỏe chúng ta. Trong dân gian thường sử dụng củ ráy để hạ sốt, giảm ban, trị bệnh gút, mụn nhọt ngoài da, thậm chí trị đau nhứt xương khớp.

Đặc điểm của cây ráy

Cây ráy là một dạng thực vật thân mềm, có phần dưới thường bò sát đất, phần trên mọc thẳng đứng ( giống với cây môn ) có chiều cao trung bình từ 0,3 – 1,4 m.

Phần rễ dưới mặt đất có hình cầu và được phát triển thành củ dài. Củ ráy được chia thành nhiều đốt ngắn ( kiểu gần giống củ môn), củ có vảy và màu nâu.

Lá ráy cũng na ná gần giống với lá cây môn, có phiến lá kiểu hình tim, cuống lá dài từ 15 – 120cm. Lá ráy to và rộng, dài tầm 10 – 50cm.

Cây ráy có bông kiểu bông mo, hoa cái mọc ở phần gốc và hoa đực mọc ngay bên trên, ngoài cùng là một đoạn bất thụ.

Quả ráy thuộc dạng quả mọng, hình trứng, khi chín có màu đỏ, có mo tồn tại bên dưới và xung quanh quả.

Thành phần dược tính trong củ ráy

Củ ráy được cho là thành phần quý nhất của cây ráy vì đây là bộ phận có tác dụng như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần củ ráy có chứa nhiều tinh bột, một loại chất gây ngứa khi tiếp xúc hay ăn sống, xianua, đường, cumarin, flavonoid, saponin,…

Cây ráy có mấy loại

Hiện nay có rất nhiều loại ráy khác nhau trên thế giới, có thể người ta dựa theo nguồn gốc xuất xứ mà đặt tên cho chúng như: Ráy Thái, ráy Sing, ráy Đức hay ráy Châu Phi,…Có những loại bình thường to lớn như cây môn nhưng cũng có loại có kích thước bé nhỏ được dùng làm cảnh trang trí trong các hồ thủy sinh, hay trong các hồ nuôi cá.

Tại nước ta, tồn tại hai loại ráy chính đó là ráy voi và ráy xé. Ráy voi có đặc điểm là lá to, dày, hình tim, thân mầm cao, khá vững chải. Còn ráy xé thì có chiều cao thấp hơn, trung bình cao từ 60 – 80 cm, lá to bản nhưng xẻ thành thùy sâu rất ấn tượng.

Củ ráy chữa ho được không?

Trong dân gian người ta thường dùng để chữa trị ho khan ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra thì củ ráy còn được dùng để chữa một số bệnh thường gặp như:

  • Chữa bệnh phát ban, nóng sốt, cảm hàn.
  • Chữa bệnh chàm ( eczema).
  • Điêu trị bệnh thống phong ( gout).
  • Chữa trị chứng mụn nhọt ngoài da.
  • Tri bệnh đau nhứt do viêm khớp dạng thấp.
  • Chữa trị viêm da cơ địa.
  • Trị bệnh cao huyết áp do béo phì hay do bệnh thận gây ra.
  • Chữa viêm gan, xơ gan.

Một số bài thuốc dùng củ ráy chữa bệnh

Bài thuốc chữa ho khan, ho do hen suyển

Dùng khoảng 12 gam ráy gai, lá dâu tằm 20g, hạt cải củ 12g. Sắc uống ngày 1 thang và chia làm 2 – 3 lần uống/ngày. Cố gắng duy trì liệu trình dùng từ 7 – 10 ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm rỏ rệt.

Bài thuốc trị mụn nhọt

Dùng 100gam của ráy kết hợp với 60g củ nghệ tươi. Cho thêm dầu vừng và nấu cho nhừ. Khi 2 loại củ đã chín thì cho thêm ít dầu thông và sáp ong vào rồi khuấy đều đến khi tan hết và để nguội. Phết 1 lớp hổn hợp vừa làm lên giấy rồi dán lên mụn nhọt. Bài thuốc này giúp giảm sưng tấy ở mụn nhọt và giúp hút mủ.

Bài thuốc trị gout

Dùng củ ráy rửa sạch đất cát, thái nhỏ thành lát rồi phơi khô sau đó mang đi sao vàng, kết hợp với chuối hột già cũng thái lát và phơi khô. Mang 2 loại này theo tỉ lệ 1:1 đem đi sắc nước uống trong ngày. Cố gắng duy trì uống nước này trong một thời gian sẽ hạn chế các triệu chứng đau nhứt do bệnh gout gây nên.

Bài thuốc trị cảm hàn, hạ sốt

Cắt đôi củ ráy tươi ra và chà một nữa vào khắp lưng và mu bàn tay để hạ thân nhiệt. Thái lát mỏng nữa củ còn lại đem đi sắc với nước thành 1 chén rồi uống.

Bài thuốc trị bệnh chàm

Khoét 1 lỗ trên củ ráy, dùng 1 con bọ hung đem nướng cháy thành than, tán bột trộn đều với 10g diêm sinh. Sau đó đổ bột thuốc và 1 ít dầu lạc vào lỗ củ ráy rồi đun trong 15 phút. Khi dầu nguội bạn tẩm hổn hợp vào lông gà rồi thoa lên vùng da bị chàm. Làm như vậy 1 lần trên ngày, làm liên tục trong vòng 5 – 7 ngày thì vùng da bị chàm sẽ hết ngứa hẳn.

Bài thuốc trị viêm da cơ địa

Dùng 50g củ ráy thái lát mỏng rồi đun sôi với 250ml dầu trẩu đến khi củ cháy đen thì bỏ bã. Tiếp tục cho thêm 30 g Hồng đơn đã rang khô vào khuấy đều, đun với lửa nhỏ cho đến khi hồng đơn chảy ra. Phun nước vào lúc cao đang nóng, vừa phun vừa khuấy cho đều. Cách dùng là thoa lên vùng da bị viêm và dùng 1 lần/ngày.

Bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan

Dùng củ ráy khô hay tươi đều được, nếu củ khô thái lát mỏng thì dùng 30g, củ tươi thì dùng 100g. Dứa dại khô 30g, cây chó đẻ khô 10g. Nấu chung với khoảng 2 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 300ml thì chắt ra. Chia làm 3 lần uống trong ngày, kiên trì uống liên tục trong 1 thời gian thì bệnh sẽ giảm.

Lưu ý khi sử dụng củ ráy

Củ ráy rất giống với củ môn và cây ráy cũng có những điểm tương đồng với cây môn, nên sẽ có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại cây này. Việc nhầm lẫn dễ dẫn đến tình trạng dùng nhầm, kiểu như canh khoai môn mà thành canh củ ráy. Mà các bạn biết rồi đấy, củ ráy có đặc tính là chứa chất gây ngứa. Có thể kích thích niêm mạc cổ họng và miệng.

Thậm chí những người da mẫn cảm thì dùng tay không để cạo củ ráy cũng gây ngứa da tay rất khó chịu. Vì thế khi sơ chế củ ráy thì tốt nhất bạn nên đeo găng tay su để bảo vệ da tay nhé. Nếu bạn không chắc chắn đâu là củ ráy, đâu là củ môn thì bạn cần tìm hiều và hỏi người có kinh nghiệm trước khi sử dụng nhé. Đặc biệt không nên dùng củ ráy đối với người có thể trạng hư hàn.

Mặc dù là được xem là nguồn dược liệu dùng để chữa một số bệnh với các bài thuốc nếu trên, Nhưng trước khi dùng củ ráy chữa bệnh thì bạn cần thăm hỏi ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn cách sử tốt nhất, hiệu quả nhất nhé. Tránh tình trạng sử dụng không đúng cách gây phản tác dụng.

Cách trồng cây ráy

Cây ráy với một số công dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh, vì thế nhiều người đã chủ động tìm giống và trồng trong vườn nhà để khi cần mà sử dụng. Hơn nữa, hiện nay có nhiều giống ráy cảnh nhỏ được trồng làm cảnh trang trí. Dưới đây, là một số mẹo nhỏ mách bạn trồng cây ráy, các bạn có thể tham khảo

Cây ráy trồng làm cảnh

Trước tiên chọn đất trồng

Cây ráy được xem là cây không kén chọn đất cho lắm, miễn là đất có độ ẩm cao, đủ dưỡng chất là được. Và đất được xem thích hợp cho loại cây này là đất thịt, đất bồi. Để cho cây ráy trồng đầy đủ dinh dưỡng sinh trưởng tốt thì bạn nên chọn đất thịt trộn với phân hữu cơ hoai mục trước khi cho vào chậu trồng.

Thứ hai, chú ý về ánh sáng

Cây ráy là cây thích sống bóng râm, có nghĩa là cây thích hợp trồng dưới ven tán cây khác, hay những vị trí không quá nắng thì cây vẫn sinh trưởng tốt. Và cây cũng có thể chịu được ánh sáng trực tiếp nếu không có bóng râm. Cho nên bạn có thể trồng cây ráy và đặt để ở bất cứ vị trí nào cũng được. Miễn là không để trong tối khuất sáng. Nếu trồng chậu để trong nhà thì bạn nên cho cây ra nắng khoảng 4 tiếng một ngày để cây trao đổi chất.

Thứ ba, về phân bón

Như đã nói, thì cây ráy vốn là cây mọc hoang nên thậm chí bạn không cần bón phân thì cây vẫn sinh trưởng tốt nếu như gặp đất có dưỡng chất tốt. Đó là khi bạn trồng ngoài đất tự nhiên, còn nếu bạn trồng trong chậu, thì để cây nhanh lớn bạn phải bón phân hữu cơ trước khi trồng và nên bón thêm trong quá trình chăm sóc. Có như thế thì cây mới cho củ lớn và lá xanh mơn mỡn làm cảnh mới đẹp.

Thứ tư, về độ ẩm

Ráy là cây thích độ ẩm cao, vì thế trong quá trình trồng và chăm sóc bạn nên chú ý điều này. Nước tưới không cần quá nhiều, nhưng phải đủ để giữ ẩm cho đất. Nếu bạn trồng ráy ngoài đất tự nhiên và trong bóng râm thì cũng không đáng lo vấn đề này lắm. Nhưng nếu bạn trồng chậu thì phải đặc biệt chú ý vấn đề nguồn nước nhé, không để cây quá khô ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, thậm chí lá bị héo.

Chú ý khi trồng cây ráy trong nhà

Với nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cùng với việc được lựa chọn trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà. Nhưng không phải ai cũng biết đến những điểm hạn chế khi trồng cây ráy trong nhà mà tránh ra. Dưới đây là một số phân tích, đánh giá về vấn đề này, các bạn có thể xem đây là một ý kiến đánh giá khách quan nhé

Nhựa của cây ráy có thể gây bỏng da trẻ nhỏ, gây ngứa, kích ứng, sưng khi tiếp xúc nhiều. Nhất là phần lưỡi và môi, miệng. Cho nên, khi trẻ con không biết đến vấn đề này dễ bứt lá chơi, hay bỏ vào miệng rất nguy hiểm.

Thậm chí nếu trẻ em ăn nhầm lá ráy, trái ráy có thể bị trúng độc và sưng, dị ứng là triệu chứng nhẹ. Còn nếu nghiêm trọng là gây mất tĩnh táo, khó thở, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về củ ráy cũng như công dụng chữa ho và cách trồng loại cây này mà Thegioicayla.vn đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn. Hy vọng những thông tin này bổ ích cho các bạn, giúp cho một số người chưa biết về loại củ  này có thêm kiến thức quý giá. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Mời xem thêm:

Hoa xuyến chi là hoa gì

Củ mài là củ gì

Ớt trái tim ăn được không, có cay không

Viết một bình luận