Củ mài là củ gì? Trồng nhiều ở đâu? Mua củ mài tươi ở đâu?

Nếu bạn là người dân nông thôn, miền núi thì cái tên củ mài cũng không quá đổi xa lạ. Nhưng đối với nhiều người, nhất là người thành phố thậm chí chưa từng nghe đến loại củ này. Vì thế những thắc mắc như Củ mài là củ gì? Trồng nhiều ở đâu? Mua củ mài tươi ở đâu? được khá nhiều người quan tâm. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Thegioicayla.vn để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.

Củ mài là củ gì?

Củ mài là một loại củ của cây mài – đây là loại thực vật mọc hoang dại tại các vùng núi. Tập trung chủ yếu là tại vùng núi các khu vực phía Bắc nước ta. Cây mài thuộc họ thân leo và củ mài là bộ phận được cho là có nhiều công dụng trong việc bồi bổ sức khỏe và đem lại nhiều hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh.

cu-mai-la-cu-gi-trong-nhieu-o-dau-mua-cu-mai-tuoi-o-dau
Củ mài là củ gì? trồng nhiều ở đâu

Củ mài có dạng hình trụ dài, kiểu giống với củ khoai từ, mọc dài và ăn sâu xuống đất. Có khi củ mài lâu năm dài đến cả hàng mét. Vỏ củ có màu nâu xám, thịt có màu trắng mềm. Trên thân củ cũng có rễ tơ đâm toa tỏa xung quanh. Nhìn tổng quan bề ngoài về hình dáng, màu sắc thì củ mài rất tương đồng với củ khoai từ.

Củ mài có tên khoa học là Dioscorea Persimilis thuộc họ củ Nâu ( Dioscoreaceae). Và được biết đến với vô số tên gọi trong Đông Y là củ hoài sơn, sơn dược, chỉnh hoài. Hay tùy theo nhiều địa phương, vùng miền mà củ mài cũng có khá nhiều tên gọi khác. Dân tộc Tày gọi là mằn chèn, người Thái gọi mán địu, co mằn kép, người Nùng là mằn ôn, người Dao là hìa dòi, còn người K’Dong là gờ lờn.

Đặc điểm hình thái của cây mài

Cây mài thực chất là một dạng dây leo, có chiều dài đến hàng mét tùy thuộc vào tuổi thọ của cây. Thân cây mài có màu đỏ hồng, khá nhẵn, kích thước chỉ tầm bằng chiếc đũa, dây mài rất dai và chắc.

Lá cây mọc so le nhau, cuống lá dài từ 1,5 – 3,5 cm, lá hình trái tim, dài từ 8 – 10cm, rộng tầm 6 – 8cm, đầu nhọn, có gân lá và hai mặt lá nhẵn.

Hoa cây mài mọc xem kẻ thành chum, có nhiều hoa nhỏ, hoa có màu vàng trắng. Kiểu hoa thuộc dạng đơn tính, bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau. Cụm hoa đực thường dài hơm cụm hoa cái.

Cây mài cũng có quả dạng nang 3 cánh, mỗi cánh có một hạt mỏng dẹt. Quả thường có từ khoảng tháng 8 đến tháng 10. Quả già tự tách làm đôi ra, lộ ra phần nhân hạt có màu nâu bên trong.

Rễ dạng củ, hay còn gọi là củ mài, hình trụ, dài từ 30 – 50cm và có khi lên đến cả mét, củ thuôn dần về phía đầu, vỏ củ màu nâu nhạt, thịt màu trắng. Mỗi cây mài thường cho 1 đến 2 củ.

Đặc điểm sinh học của cây củ mài

Cây mài là một loại cây ưu sáng, thương mọc leo trùm lên các loại cây bụi và dây leo khác, kiểu sinh trưởng như dây bìm bìm.

Khả năng chịu hạn của cây mài khá tốt do đặc tính là củ mọc nằm sâu dưới long đất nên hút nước tốt.

Loại đất ưu thích của loại cây này là đất đỏ bazan ở vùng Tây nguyên có độ tơi xốp, hay đất feralit đỏ vàng ở cùng đồi núi phía Bắc.

Cây mài được trồng để lấu củ

Cây mài được tái sinh chủ yếu trong tự nhiên nhờ vào hạt và cũng có thể từ dái mài hoặc một phần đầu của củ mài.

Thành phần dược liệu có trong củ mài

Củ mài được biết đến như một loại thuốc chữa trị một số bệnh và được nghiên cứu chỉ ra trong củ mài có một số thành hóa học như:

  • Tinh bột chiếm 63,25%
  • Chất béo chiếm 0,45%
  • Chất đạm chiếm 6,75%
  • Mucim
  • Một loại protein nhớt
  • Allantoin
  • Axit amin như arginin, choin
  • Các men tiêu hóa
  • Một số nguyên tố vi lượng khác.

Cây củ mài trồng nhiều ở đâu

Củ mài là loại củ mọc tự nhiên tại các vùng núi thuộc khu vực nhiệt đối gió mùa, tại một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Myanmar và tất nhiên tại Việt Nam cũng có loại củ này. Tại nước ta thì củ mài được tìm thấy nhiều tại những nơi vùng núi, nhất là các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc nước ta như : Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang.

Và một số huyện miền núi của các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên như: Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Trước đây, thì củ mài chủ yếu được người dân khai thác ngoài tự nhiên để làm nguồn thức ăn và chữa trị một số bệnh. Ngày nay thì một số vùng thuộc các tỉnh thành nêu trên đã trồng củ mài và phát triển theo mô hình kinh tế nông nghiệp hộ gia đình, để mang sản phẩm cung cấp ra thị trường.

Kỹ thuật trồng củ mài

Trước tiên là khâu chọn giống

Người ta thường cắt lấy phần đầu để trồng, chú ý là phần thân củ không có khả năng nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm khá thấp nên không được dùng làm giống. Ngoài ra thì người ta còn lấy “dái mài” – đây là củ nhỏ mọc ra từ nách lá của thân cây mài để trồng vẫn được.

Khâu làm đất trồng

Đất trồng củ mài thường được làm tơi xốp bằng cách cày bừa kỹ lưỡng. Lên luống cao tầm 50 – 60 để thoát nước tốt. Bề ngang mỗi luống là từ 50 -60 cm. Mỗi luống đất như vậy thì trồng 1 hàng chính giữa. Nói chung đất trồng củ mài phải đảm bảo tơi xốp, và thoát nước tốt, vì ngập nước củ mài dễ thối, không phát triển và chết dần.

Cách trồng

Sau khi đã làm đất vun theo luống thì bạn tiến hành trồng củ mài theo quy cách gốc cách gốc tầm 70 – 80 cm.

Bạn cuốc hố chính giữa luống có độ sâu tầm hơn 30 để bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mọc, tro bếp. Lượng bón tầm 10 – 15 tần/ha.

Mỗi hố như thế bạn đặt từ 1 – 2 mầm giống, lấp chặt đất, sau đó phủ rơm rạ, tưới nước để giữ ẩm cho đất. Sau thời gian tầm 20 ngày là cây bắt đầu này mầm và vươn lên.

Đối với cây mài sau khi đã vươn mầm lên khỏi mặt đất thì bạn cần cắm giá để cây có thể leo lên. Làm giống như giàn bầu, giàn bí cũng được hoặc cắm chéo nhau, miễn sao dây củ mài bò được.

Trong thời gian trồng, bạn cần chú ý làm cỏ, vun gốc và bón thêm phân hữu cơ, phân hóa học để cây có thể sinh trưởng tốt và cho củ to.

Thu hoạch và bảo quản củ mài

Củ mài được thu hoạch vào mùa Thu – Đông. Đây là thời điểm thân dây của cây đã lụi đi, phần dưỡng chất tập trung tối đa vào củ.

Do đặc điểm củ mài mọc sâu dưới long đất, nên khi thu hoach bạn cần đào sâu xuống mới lấy được hết củ và đảm bảo củ không bị đứt đôi, sứt mẻ.

Sau khi thi hoạch về thì bạn cần rửa sạch đất bám ở thân củ, gọt bỏ phần vỏ và cắt khúc ra. Sau đó đem ngâm với nước pha phèn chua từ 2 – 4 tiếng để giảm bớt độ nhớt. Vớt ra rồi rửa thật sạch với nước lại.

Nếu muốn dùng ăn ngay thì bạn mang đi chế biến. Còn nếu muốn sử dụng làm dược liệu thì người ta phải cho củ mài vào lò sấy lưu huỳnh đẻ củ mềm ra rồi đem đi phơi đến khi se lại. Để bảo quản củ mài được lâu hơn thì cần phơi thật khô hoặc sấy.

Sau đó bạn cho vào túi nilon buộc miệng thật kỹ, hoặc cách bảo quản tốt nhất là cho vào túi nilon rồi hút chân không. Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào làm giảm chất lượng.

Củ mài chữa bênh gì?

Ngoài công dụng là nguồn thức ăn thì củ mài còn có công dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

  • Trị ho khan, ho có đờm. giúp điều trị bệnh hen suyễn.
  • Điều trị suy nhược cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ máu.
  • Chữa chứng đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy hay kiết lỵ.
  • Tăng cường sức mạnh của tỳ vị, giúp ăn ngon miệng hơn.
  • Hỗ trợ điều tiết của thận, giúp thận trở nên khỏe mạnh hơn.
  • Chữa chứng di tinh ở nam giới và khí hư ra nhiều ở phụ nữ.
  • Chữa bệnh đái rắt, tiểu tiện không kiểm soát được.

Mua củ mài tươi ở đâu

Nếu như sản phẩm từ củ mài, hay củ mài thái lát khô được bán tại các chợ lớn, các trung tâm thương mại, trong các hệ thống siêu thị, hay trên các trang thương mại điện tử. Thì củ mài tươi lại ngược lại, vì tính chất bảo quản khó hơn sản phẩm củ mài khô nên ít được bán rộng rãi trên thị trường.

Nếu bạn muốn mua củ mài tươi thì bạn có thể đến các vùng nông thôn miền núi tại các tỉnh có củ mài như đã nêu trên. Hoăc bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè gần vùng trồng củ mài để mua. Và trên thị trường hiện nay có một vài cơ sở kinh doanh nông sản có bán củ mài tươi. Điển hình như:

Công ty TNHH Nông Sản Dũng Hà

Nông Sản Dũng Hà được biết đến là một doanh nghiệp chuyên cung cấp thực phẩm rau sạch và đặc sản vùng miền. và củ mài tươi cũng là một sản phẩm được đơn vị này cung ứng ra thị trường. Nếu bạn chưa biết mua củ mài tươi ở đâu thì đây là một địa chỉ uy tín, đáng tin cậy với thương hiệu nổi tiếng toàn quốc. Dũng Hà đã có nhiều cơ sở tại Hà Nội và Tp HCM để thuận tiện phụ vụ nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Địa chỉ cơ sở 1: Số 11 đường Kim Đồng, P. Giáp Bát, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.

Địa chỉ cơ sở 2: A11, ngõ 100, đường Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Địa chỉ cơ sở 3: Số 02/B KP 3, đường Trung Mỹ Tây 13, Q.12, Tp HCM.

Địa chỉ cơ sở 4: Vạn Ty, Thái Bảo, Gia Bình, Bắc Ninh.

Hotline: 1900986865

Website: www.nongsandungha.com     

Hy vọng với những thông tin mà Thegioicayla.vn đã chia sẽ ở bài viết trên thì các bạn đã hiểu được về củ mài là củ gì. Chúng tôi tin rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn hoặc có thể giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về thế giới thực vật ngoài kia. Chúc các bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Mời xem thêm:

Củ ráy chữa ho được không

Hoa xuyến chi là hoa gì

Ớt trái tim ăn được không, có cay không

Viết một bình luận