Tác dụng của cây rau mương, uống nhiều cây rau mương có tốt không?

Rau mương là một loại cây cỏ dại thường mọc ở vùng nông thôn, tại các khu vực ẩm ướt. Và loại cây này còn được sử dụng như một vị thuốc chữa trị một số bệnh. Vậy bạn có muốn biết tác dụng của cây rau mương không. Thegioicayla.vn xin được giải đáp các thắc mắc về loại cây này ở bài viết dưới đây. Mời các bạn đón đọc.

Cây rau mương là cây gì?

Cây rau mương quả là một cái tên thật thú vị với nhiều người, nhất là người dân thành thị. Bởi gọi là “rau” nhưng chẳng ai dùng để ăn hằng ngày như một số loại rau thông thường khác. Mà đây là một loại thảo dược dùng để chữa trị một số bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột như viêm HP, hay tiêu chảy,…

tac-dung-cua-cay-rau-muong-uong-nhieu-cay-rau-muong-co-tot-khong.
Tác dụng của cây rau mương

Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Rau lục, rau mương thon, rau mương đất, rau mương nằm, có người còn gọi là cỏ cuốn chiếu hay cây lức,… Cây rau mương có tên khoa học là Ludwigia prostrate, thuộc chi rau mương ( Ludwigia), họ rau dừa nước ( Onagraceae).

Cây rau mương thường ưa thích mọc tại những nơi có vùng đất ẩm ướt như ven mương ruộng, bờ đê, bò ao, ven hồ nước,… Chính bởi thế nên chúng có tên gọi là rau mương ( mương nước, mương ruộng) là thế. Loại cây này được tìm thấy tại nhiều vùng ở nước ta, nhiều nhất tại Lào Cai, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửa Long.

Đặc điểm của cây rau mương

Cây rau mương thuộc dạng thân thảo, có tuổi đời tầm 1 năm trở lại, cây có thể mọc thẳng đứng hay mọc nằm.

Thân cây mọc đứng cao từ 0,4 – 0,6 m, có màu xanh lục, phân nhiều nhánh, nhánh và thân đều có cạnh màu đỏ, thân có 4 góc lồi.

cây rau mương

Lá có hình mũi mác dài, rộng tầm 0,7 – 1,5 cm. Lá có màu xanh lục, điểm đỏ, phiến lá có 1 gân chính và 7 – 8 đôi gân phụ tỏa ra từ gân chính.

Hoa rau mương có màu trắng, mọc thành cụm từ nách lá, không có cuống hoa. Mỗi hoa có 2 lá bắc con hình vảy. Đài hoa có ống hình trụ, 4 thùy hoa.

Quả dạng hình trụ nhẵn, hơi phình ra ở đỉnh, chứa nhiều hạt, mỗi quả có chiều dài từ 2 -3 cm.

Tác dụng của cây rau mương

Như đã nói ở trên thì loại cây này được xem là một loại thảo dược dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh, được cả ngành Y học cổ truyền dân tộc hay trong Tây Y cũng đều dùng để bào chế dược liệu.

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Trong Đông Y cho rằng cây rau mương có tính mát, vị ngọt nhẹ, có nhiều tác dụng trong việc thanh nhiệt cơ thể, tiêu độc, tiêu thũng, tiêu sưng, mát máu, trừ thấp,… Vì thế, loại cây này được sử dụng như một loại thuốc nam để chữa trị các bệnh thường gặp như:

  • Trị chứng sốt, cảm ban ở cả người lớn và trẻ em đều được.
  • Chữa trị viêm họng hạt, viêm amidan
  • Trị bệnh tiêu chảy do viêm đường ruột.
  • Chữa trị bị mụn nhọt sưng đau.
  • Trị bệnh đau khớp tay chân
  • Chữa bệnh nhức rang, đau rang
  • Đặc biệt chữa đau dạ dày do khuẩn HP gây ra.

Trong dân gian thì người ta thường sử dụng trực tiếp cây rau mương tươi hay khô đem sắc lấy nước uống để điều trị các bệnh lý nói trên. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị nên bạn có thể kết hợp với các phương pháp khác để gia tăng hiệu quả chữa trị.

Tác dụng theo Tây Y

Đối với nền y học hiện đại hay còn gọi là Tây y thì người ta sử dụng cây rau mương để bào chế ra một số loại thuốc chữa bệnh dạ dày do khuẩn Hp, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư,…có thành phần chiết xuất từ cây rau mương. Cụ thể như sau:

Chữa bệnh dạ dày do vi khuẩn HP

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố tìm ra được dược liệu có trong cây rau mương có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP. Chính vì thế, mà cây rau mương được sử dụng như một nguyên dược liệu để bào chế là loại thuốc trị đau dạ dày.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Các nhà khoa học dùng phương pháp quang phổ nghiên cứu cây rau mương và tìm ra được 3 triterpen thuộc oleanane mới mang nguồn gốc tự nhiên có trong loại cây này.

Cả 3 triterpen mới này đều có tác dụng đáng kể trong việc ức chế sự sinh trưởng của hai dòng tế bào khối u ở người. Cụ thể là ung thư biểu mô ở tế bào miệng ( KB) và ung thư biểu mô ở đại trực tràng ( HK – 29).

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chiết xuất từ cây rau mương có khả năng ổn định đường huyết và trí nhớ được thử nghiệm thành công trên chuột bạch. Cho nên, người ta khẳng định được được đây là loại cây có tác dụng trong việc bào chế ra các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Bộ phận nào của cây rau mương được sử dụng làm thuốc.

Cây rau mương hầu như được sử dụng cả từ thân rễ, cho đến hoa để làm thuốc. Nếu như trong Tây Y thì người ta bằng nhiều phương pháp, máy móc hiện điện can thiệp để chiết xuất tinh chất dược liệu từ cây này ra. Còn nếu các bài thuốc Đông Y hay dân gian thì người ta dùng trực tiếp.

Có thể dùng tươi hay khô tùy thuộc. Nhổ cả cây rau mương lên và rửa sạch rồi thái thành khúc nhỏ. Có thể dùng tươi, có thể mang đi phơi cho thật khô rồi bảo quản dùng dần đều được. Chú ý là tránh nấm mốc xâm nhập trong thời gian bảo quản.

Uống nhiều cây rau mương có tốt không?

Việc sử dụng cây rau mương để hỗ trợ điều trị một số bênh ở trên được nhiều người dùng rồi. Nhưng cũng có một số người boăn khoăn lo lắng liệu cây rau mương có độc không, hay uống nhiều cây rau mương có tốt không. Chúng tôi chỉ nói ở đâu là mặc dù thuốc Nam hay thuốc Bắc không ảnh hưởng nhiều như thuốc Tây nhưng bạn phải biết dùng đúng cách, không nên quá lạm dụng.

Về cây rau mương thì chưa có tài liệu nghiên cứu nào chứng minh loại cây này chứa độc tố bên trong cả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì chúng ta cần lưu ý là loại cây này thích sống nơi ẩm ướt, ngập nước, ven sông. Chính vì thế mà dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập hay chịu tác động trực tiếp của nguồn nước bị ô nhiễm. Cho nên, trước khi sử dụng cây rau mương bạn phải rửa thật sạch. Hoặc tốt nhất là không nên chọn cây mọc ở các khu vực bị ô nhiễm này.

Thêm nữa là bạn tuyệt đối không nên dùng cây rau mương mọc tại khu vực có nguồn ô nhiễm nặng, vì rất có thể trong quá trình sinh trưởng loại thực vật này đã hấp thi rất nhiều chất độc hại. Trong đó chất độc thạch tín là chất cực độc. Cho nên, tốt nhất là tìm cây mọc ở xa các khu công nghiệp, xa các bãi rác, hay khu vực nước nhiễm đen mùi hôi thối.

Tóm lại, việc dùng cây rau mương để chữa bệnh là một lộ trình khá dài. Nên chúng tôi không nói được việc uống thuốc sắc từ loại cây này có tốt hay không. Mà ở đây, chúng tôi phân tích những điểm ảnh hưởng đến cây rau mương để các bạn hiểu được tầm quan trọng của việc chọn cây rau mương bẩn hay sạch mà thôi.

Lưu ý khi sử dụng cây rau mương làm thuốc

Trước hết bạn cần tham khảo ý kiến và làm theo chỉ định của bác sỹ, không tụ ý dùng thuốc ngay cả khi thuốc nam cũng vậy.

  • Chọn cây rau mương mọc ở vùng đất và vùng nước sạch sẽ, không bị ô nhiễm để tránh nhiễm độc.
  • Trước khi dùng cần rửa thật sạch, rửa lại bằng nước muối loãng thì càng tốt để loại bỏ hết vi khuẩn hay bụi bẩn bám trên cây.
  • Bạn cần kiên trì trong việc sử dụng loại thuốc từ cây rau mương, bởi thuốc nam thì thường có hiệu quả chậm hơn so với thuốc tây khá nhiều.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hay cho con bú thì tuyệt đối không tự ý sử dụng cây rau mương để chữa trị bệnh đau dạ dày.
  • Không nên lạm dụng cây rau mương quá nhiều trong việc trị bệnh, mà bạn cần sử dụng đúng liều lượng theo từng loại bệnh theo như chỉ dẫn của bác sỹ thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại, với những thông tin mà Thegioicayla.vn đã chia sẽ về cây rau mương cũng như tác dụng của loại cây này, đã giúp được nhiều người trong việc tìm kiếm phương nam chữa trị một số bệnh thường gặp, nhất là bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Chúng tôi tin rằng bài viết giúp ích được nhiều người trong việc tìm kiếm thông tin về loại cây thảo dược này.

Mời xem thêm:

Ớt trái tim ăn được không, có cay không

Mua hạt giống hoa cát tường ở đâu

Top 5 loại trái cây cúng Thần Tài Ông Địa mang lại nhiều tài lộc

Viết một bình luận