Ngải cứu là cây gì?có tác dụng gì? cách trồng và chăm sóc?

Trong vô số các loại cây thuốc Nam hiện nay thì không thể không kể đến cây ngải cứu được. Vậy Ngải cứu là cây gì?có tác dụng gì? cách trồng và chăm sóc?  Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm phải không nào. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp và người ta truyền nhau cách dùng lá để xông nhằm phòng bệnh và giải cảm. Hãy cùng Thegioicayla.vn tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu đôi nét về cây ngải cứu?

Ngải cứu là cây gì?

Ngải cứu là môt thực vật thân thảo, có tên khoa học là Ar temisia vulgarisL thuộc họ cúc. Loại cây này mọc hoang khắp nơi trên hầu hết mọi miền đất nước ta và có thể trồng quanh năm để dùng như một vị thuốc Nam rất quý giá với nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh thông thường.

Ngải cứu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây thuốc cứu, nhả ngải ( theo tiếng dân tộc Tày), quá sú ( theo tiếng Mông), co linh li ( gọi theo tiếng Thái). Hay lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp, rồi lá phơi khô và cắt vun rồi rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.

ngai-cuu-la-cay-gi-co-tac-dung-gi-cach-trong-va-cham-soc,
cây ngải cứu

Đặc điểm của cây ngải cứu

+ Ngải cứu thuộc dạng thân thảo nhưng cây lại sống rất lâu năm, thân có rãnh dọc, lá mọc so le không có cuống. Màu của 2 mặt lá khác nhau, mặt trên thì nhẵn có màu lục sẫm, còn mặt dưới thì có màu trắng tro và có nhiều lông nhỏ. Lá xe nhiều kiểu từ lối xe lông chim cho đến lối xẻ từng thùy theo đường gân.

+ Cây ngải cứu thường mọc thành lùm, bụi nhỏ và rất xanh tốt khi gặp đất có độ ẩm cao. Thân cao từ  4 – 150 cm. Cây có hoa mọc thành chùm có rất nhiều đầu trang, vò nát có mùi thơm hắc. cụm hoa màu vàng lục nhạt.

+ Cây già cổi mới có  hoa và hạt rơi rụng sẽ mọc cây con xung quanh gốc rất nhiều. Ngoài ra thì rễ ngải cứu bò đi rất rộng và cây non cũng mọc lên từ chồi rễ vươn xa đó.

Ngải cứu có phải là râu tần ô không?

Do cũng cùng thuộc họ cúc và lá giữa cây ngải cứu và cây tần ô tương đối giống nhau nên có tấy nhiều người nhầm lẫn và đặt ra câu hỏi là ngải cứu có phải là rau tần ô không. Xin trả lời các bạn là hai giống rau này hoàn toàn khác nhau nhé.

Tần ô còn được gọi là cải cúc và có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với cây ngải cứu và khi bứt lá vò nát và ngửi thì cây ngải cứu có mùi thuốc nam đặc trưng và hắc còn rau tần ô thì không có mùi như vậy.

Cây ngải cứu có tác dụng gì?

Trong ngành y học cổ truyền dân tộc cho rằng cây ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận có tác dụng  là vị thuốc có trong các bài thuốc điều trị một số bệnh sau đây:

Bài thuốc điều kinh từ cây ngải cứu

Đối với một số phụ nữ có chu kì kinh nguyệt không đều thì hằng tháng đến ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh. Lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước sắc lại còn 100ml rồi thêm chút đường phèn để uống. chia ra làm 2 lần/ ngày để uống, và kiên trì uống từ 2 – 3 ngày thì sẽ thấy hiệu quả.

Ngải cứu giúp an thai

Những phụ nữ mang thai mà thấy có hiện tượng động thai nhẹ như đau bụng, ra máu ít thì có thể dùng 16gram lá ngải cứu, 16gr lá tía tô sắc với 600 ml nước và  sắc còn 100ml. Sau đó chia làm 3 – 4 lần uống/ngày. Đây là bài thuốc an thai rất hiệu quả mà an toàn, dễ thực hiện nhất.

Sơ cứu vết thương bằng ngải cứu

Nếu bị các vết thương nhẹ như trầy da, xướt da chảy máy thì bạn có thể lấy lá ngải cứu tươi và giã nát với 1 ít muối sống, sau đó đắp lên vết thương và dùng băng gạt, vải thun để buột lại thì giúp cầm máu nhanh và giảm đau nhứt sau đó.

Trị mụn, mẫn ngứa, rom sảy  bằng lá ngải cứu

Nếu da mặt có hiện tượng mị mụn hay các vết mẫn ngứa gây nên thì bạn dùng lá ngải cứu tươi giã nát rồi đắp lên mặt. Để trong vòng 20 phút, sau đó bạn rửa mặt lại bằng nước lạnh. Bạn kiên trì thực hiện liên tục trong một thời gian thì bạn sẽ có làn da trắng hồng, sáng mịn.

Nếu trẻ em thường hay bị mẫn ngứa, rom sảy thì bạn cúng có thể dùng lá ngải cứu giã nát rồi lọc lấy nước tắm và bôi lên người trẻ. Bạn làm liên tục vài ngày thì sẽ thấy hiện tượng đỡ hẳn và kiên trì thực hiện sẽ khỏi.

Ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, nhức xương khớp

Cây ngãi cứu có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị một số bệnh về xương khớp như tê tay, mỏi vai gáy, nhứt mỏi toàn thân… Bạn dùng 300 gram ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, thêm với 2 muỗng mật ong và vắt lấy nước uống vào trưa và chiều. Bạn phải thực hiện bài thuốc này liên tục trong vòng 2 – 3 tuần thậm chí cả tháng mới thấy chuyển biến tích cực.

Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não tốt

Khi bạn có triệu chứng đau dầu, chóng mặt do thiếu máu lên não thì bạn có thể dùng bài thuốc từ cây ngải cứu rất bổ rẻ và dễ thực hiện . Bạn hái một nắm lá ngải cứu, chú ý lá non một tí và thái nhỏ rồi đánh đều với 1 quả trứng gà, thêm một ít bột nêm cho vừa miệng rồi bắt lên chưng cách thủy tầm 10 phút rồi lấy dùng. Kiên trì ăn món này một vài tuần thì bạn thấy triệu chứng giảm hẳn.

Ngải cứu trị suy nhược cơ thể, kém ăn

Đây là bài thuốc tuy phương thức chế biến hơi mất công một tí nhưng có tác dụng bồi bổ cơ thể rất hiệu quả. Lấy 250gram lá ngải cứu, 2 quả lê, 20gram câu kỷ tử, 10gram đinh quy, 1 con gà ác ( gà ri) và hầm với nữa lít nước, thêm ít gia vị vừa ăn. Khi thấy nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp và chia nhỏ phần ăn ra dùng trong ngày.

Trị cảm cúm, rát họng, ho bằng ngải cứu

Đây là bài thuốc từ cây ngải cứu được nhiều người dùng nhất hiện nay, khi thời tiêt giao mùa, trái gió trở trời bạn thường hay bị cảm lạnh, ho, sốt…nhưng bạn không muốn dùng nhiều thuốc tây thì bài thuốc xông từ cây ngải cứu rất hiệu quả.

Bạn lấy 300gram ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi, chanh, quýt, lá sả rồi nấu với khoảng 2 lít nước. Khi thấy nước sôi thì để tầm 3 phút nữa rồi nhất xuống xông trong vòng 15 phút.

Cách trồng và chăm sóc cây ngải cứu?

Thực ra ngải cứu là một cây mọc hoang dại như một loại cỏ, cho nên chúng rất dễ sống và chịu đựng tốt điều kiện thời tiết nước ta. Có hai phương pháp trồng cây ngải cứu đó là cách giâm cành và cách trồng từ hạt. với cách giâm cành thì bạn cắt một vài đoan thân cây ngải cứu rồi mang đi cắm tại vùng đất trồng đã chuẩn bị sẵn, ấn chặt đất để giữ ẩm và tưới nước.

Còn nếu bạn chọn cách gieo hạt thì bạn phải chọn cây ngải cứu có bông và bông phải già và đã có hạt Sau dó bạn cắt bông đó đi và mang về lấy hạt rắc trên mãnh đất cần trồng, cũng tưới nước, giữ ẩm là cây con tự mọc lên.

Cây ngải cứu rất dễ sống và thích nghi với hầu hết các loại đất trồng cho nên trồng ngải cứu hàu như bạn không cần bỏ thời gian chăm sóc nhiều. Chỉ cần lâu lâu bạn tưới nước cho đất đủ độ ẩm để cây sinh trưởng tốt, vì nếu quá khô thì cây dễ bị héo úa và chết.

Một số thắc mắc khi sử dụng ngải cứu?

Rau ngải cứu làm món gì?

Ngải cứu được xem như một loại rau được chế biến thành một số món ăn hằng ngày trong các bữa cơm gia đình hay để chế thành các món ăn mang bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường kể trên như:

+ Trứng chiên ngải cứu

+ Gà ác hầm ngải cứu

+ Gà hấp ngải cứu

+ Trứng hấp ngải cứu

+ Cá chép hấp ngải cứu

+ Chân giò hầm ngải cứu

+ Canh ngải cứu nấu trứng

+ Chim bồ câu hầm ngải cứu

+ Tim heo hầm ngải cứu

+ Canh ngải cứu nấu thịt nạt

Lá ngải cứu ăn sống được không?

Là một loại thực phẩm cũng như một vị thuốc cho nên lá cây ngải cứu cũng có thể dùng ăn sống được. Nhưng chỉ đối với một số người dễ ăn, vì vị đắng và hơi hắc của lá ngải cứu tươi rất hơi khó ăn sống đấy.

Ngoài ra thì người ta còn chế biến món nước ép từ lá ngải cứu tưới được xem là rất tốt cho sức khỏe. Bạn dùng máy xay sinh tố để xay nhỏ lá ngải cứu rồi lọc lấy nước và trộn với mật ong là bạn đã có ngay một ly nước ép ngải cứu thơm ngon, bổ dưỡng rồi đấy.

Tóm lại, với những chia sẽ của Thegioicayla.vn ở bài viết trên thì chúng tôi tin rằng các bạn đã nắm được cây ngải cứu là cây gì? có tác dụng gì? cũng như các kiến thức liên quan đến loại thuốc Nam vô cùng quý này. Chúc các bạn có thể tự tay trồng và chăm sóc cây ngải cứu ngay tại nhà để có thể tiện sử dụng khi cần. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết này!

Mời xem thêm:

Cây chuối hột là cây gì

Trồng cây vú sữa trước nhà có tốt trong phong thủy không

Lá cây xông giải cảm gồm những lá gì

Viết một bình luận