Lá gừng có tác dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả nhất?

Từ xưa tới nay, gừng luôn là một loại thảo dược vô cùng tốt đối với sức khoẻ con người. Ngoài củ gừng, thì lá gừng cũng có những tác dụng vô cùng hay. Cùng Thegioicayla.vn tìm hiểu về những tác dụng, cũng như cách sử dụng lá gừng hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm lá gừng

Gừng có còn tên gọi khác ở các vùng miền như: Co khinh, sung, can khương,… Xuất hiện phổ biến ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản. Cây gừng là một loại thực vật sống lâu năm, cao khoảng 40 – 80cm. Thân của cây gừng mọc thành nhiều nhánh.

Lá gừng sẽ mọc so le thành hay hàng. Có hình mác thuôn kéo dà từ gốc lên, lá gừng dài khoảng 15 – 20 cm, rộng khoảng 2 – 4cm. Lá có màu xanh sẫm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới của lá, không cuống, hai mặt lá nhẵn, bóng. Lá gừng có vị nóng, nồng. Phù hợp để chế biến món ăn hỗ trợ điều hoà thân nhiệt và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Lá gừng có tác dụng gì?

Thành phần bên trong cây gừng

Gừng với nhiều thành phần hoá học, mang đến nhiều bài thuốc quý cho đông y như: tiêu đờm, giảm cân, chữa ho, cam mạo, khử mùi hôi cơ thể, tăng cường hệ tiêu hoá, …

Trong gừng chứa các thành phần gồm: tinh dầu 2-3%, nhựa dầu 5%, chất béo 3,7%, và còn lại là các chất cay. Tinh dầu phổ biến là hợp chất ydrocarbon sesquiterpenic, cùng lượng nhỏ hợp chất alcol monoterpenic. Nhựa dầu gồm: tinh dầu và các chất cay. Chất cay trong gừng gồm các chất: zingeron, shagaol.

Lá gừng có tác dụng gì?

Không chỉ củ gừng, lá gừng cũng có tác dụng vô cùng bất ngờ đối với sức khoẻ đời sống con người. Sau đây là một số tác dụng của lá gừng bạn nên biết đến chúng sớm:

Tác dụng khử mùi tanh

Đối với những món ăn có mùi tanh nhiều như hải sản, cá, ốc, vịt,.. . Lá gừng sẽ làm dung hoà mùi vị và đồng thời giúp món ăn hết mùi tanh. Những món ăn được thêm lá gừng vào rất thích hợp để trị cảm mạo, điều hoà thân nhiệt.

Tác dụng kháng khuẩn

Đối với làn da bị ngứa, khó chịu. Chỉ cần sử dụng vài lá gưng tươi nấu chung với nước, sau đó hoà với nước lạnh để tắm, sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đối với làn da của bạn.

Trong gừng có chứa chất gingerol, một chất chống viêm, chống khuẩn cực kỳ tốt. Nếu tắm nước lá gừng thường xuyên, da của bạn sẽ sạch mụn, ngừa sẹo để lại, mang lại làn da tươi tắn, khoẻ mạnh.

Hỗ trợ cầm máu hiệu quả

Đối với những vết thương nhỏ, chảy ít máu thì lá gừng là một cách giúp máu tạm ngừng nhanh chóng. Sử dụng một ít lá gừng tươi giã nát và đắp lên vùng bị chảy máu sẽ giúp máu ngừng chảy. Nếu vết thương lớn hơn, bạn cần sự can thiệp của bệnh viện, để xử lý kịp thời.

Tác dụng khử mùi cơ thể

Ngoài việc khán khuẩn, kháng viêm trên da. Trong lá gừng có sản xuất chất dermicidin giúp loại bỏ nấm và vi khuẩn có trên người. Bạn sẽ không còn mùi cơ thể khó chịu ở những vị trí như: bàn chân, nách, hôi miệng, … này nữa.

Tác dụng ngừa ung thư

Trong lá gừng chứa nhiều chất oxy hoá giúp ngăn ngừa hiệu quả một số loại ung thư trên cơ thể con người như: ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng,…

Hỗ trợ giảm đau cơ, xương, khớp

Chất Gingerol trong lá gừng có thể làm ức chế chemokin, cytokin,.. Có trong cơ, xương, khớp. Làm giảm các triệu chức đau nhức, khó chịu, cải thiện tình trạng bệnh đau cơ, xương khớp và ngăn ngừa bệnh tái diễn trở lại. Đây là một công dụng được nhiều người quan tâm, đặc biệt người lớn tuổi hay đau khớp gối.

Hỗ trợ làm giảm đau kinh nguyệt phụ nữ

Phụ nữ tới thời kỳ kinh nguyệt, sẽ bị cảm giác đau bụng, triệu chứng nặng có thể gây sốt, mê mang đối với một số trường hợp. Nguyên nhân do nồng độ hormon Prostaglandin tăng nhanh đột ngột bên trong cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng lá gừng sẽ làm giảm nồng độ này xuống, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi đến thời kỳ kinh nguyệt.

Làm giảm triệu chứng nôn

Mùi cay nồng của gừng sẽ cực kỳ tốt đối với những ai đang bị nôn, buồn nôn. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, triệu chứng này sẽ được giảm ngay. Bên cạnh đó, sử dụng lá gừng còn giúp giảm chứng ợ nóng, thúc đẩy quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.

Cách sử dụng lá gừng hiệu quả nhất?

Tắm nước lá gừng

Lá gừng tươi nấu chung với nước đến khi sôi. Sau đó hoà chung với nước lạnh cho ấm và tắm. Thực hiện thường xuyên mỗi tuần 2 lần sẽ đem lại làn da sạch, khoẻ, không viêm da, không ngứa da. Đồng thời giúp cơ thể được giữ ấm, thư giãn.

Tuy nhiên, việc sử dụng lá gừng nấu nước tắm cần chú ý không tắm quá 2 lần/ tuần. Nó dễ khiến cơ thể bạn bị mất nước, dẫn đến khô da.

Món ăn kết hợp lá gừng

Những món ăn thêm lá gừng vào làm tăng hương vị nồng, ấm cho món ăn của bạn. Cụ thể như những món ăn: vịt hấp lá gừng, ốc hấp lá gừng, canh cua đồng nấu lá gừng,… Cắt sợi nhỏ lá gừng và thả vào những món ăn này, sẽ giúp khử mùi tanh hiệu quả. Đồng thời tính cây, nồng của lá gừng giúp bạn chưa cảm mạo rất hiệu quả.

Sử dụng lá gừng cần chú ý những vấn đề gì?

Bất kỳ một loại thảo dược nào để cần có liều lượng sử dụng vừa phải. Nếu lạm dụng tác dụng của nó mà sử dụng quá mức cho phép của liều lượng, sẽ sinh ra các tác dụng phụ bạn sẽ không ngờ tới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của chính bạn. Cụ thể:

+ Tránh sử dụng lá gừng, củ gừng khi bị cảm nắng, sốt cao không hạ nhiệt, đổ mồ hôi nhiều.

+ Hạn chế sử dụng thường xuyên gừng đối với người bị bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và phụ nữ đang mang thai, huyết áp cao, xơ gan,…

+ Liều lượng chuẩn mỗi ngày là 5g/ người. Bạn không nên dùng quá liều lượng cho phép.

+ Gừng có thể gây kích ứng da đối với một số người có làn da nhạy cảm. Chính vì vậy, cần cẩn trọng khi sử dụng gừng trực tiếp trên da. Nên bôi một lượng nhỏ lên vùng da trước khi bôi trên da với diện tích rộng hơn.

+ Những người đang sử dụng thuốc chứa coumarin, aspirin nên chú ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng.

+ Chú ý: Gừng bị hư, hỏng, sẽ sản sinh ra một chất safrol cực kỳ độc làm huỷ hoạ các tế bào, dẫn đến ung thư. Bạn tuyệt đối không sử dụng gừng đã bị hỏng.

Trên đây là những tác dụng của lá gừng và Cách sử dụng lá gừng hiệu quả cho sức khoẻ con người được Thegioicayla.vn tổng hợp từ nhiều nguồn trên internt. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu để biết cách sử dụng lá gừng hiệu quả nhất.

Mời các bạn xem thêm:

Lá ớt ăn có được không?

Lá cây quế có tác dụng gì? 

Quả gấc là gì?

Viết một bình luận