Lá cây quế có tác dụng gì? Cách trồng và chăm sóc cây quế?

Cây quế được trồng khá rộng rãi trên các khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là một cây thảo dược với nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Cùng Thegioicayla.vn tìm hiểu tác dụng và cách trồng, chăm sóc cây quế hiệu quả nhất nhé!

Đặc điểm của cây quế

Cây quế có tên gọi khoa học là Cinnamomum cassia blume. Ngoài ra, còn đường nhiều địa phương gọi với tên khác như: Nhục quế hoặc Gia tân nhục quế. Cây quế thuộc họ long não, là một cây dược liệu được nhiều người trồng, áp dụng trong sự phát triển kinh tế trên cả nước.

Cây quế thân to, lá xanh, cao khoảng 7 – 10m, thân cây đứng thẳng đứng. Vỏ cây quế có mà nâu hoặc nâu đỏ. Lá quế mọc cách nhau, có hình bầu dục dài 13 – 16cm, cuốn lá có nhiều lông nhung nâu hoặc đỏ. Đặc biệt, mặt trên lá có màu xanh, bóng nhẵn, nhưng mặt dưới lại có lông nhung ngắn, bao phủ toàn bộ lá.

Lá cây quế có tác dụng gì?

Hoa quế màu trắng, có hình chuỳ và được mọc ra ở ngọn cành hoặc nách lá cây. Khi cây ra hoa sẽ cho quả hình tròn, màu nâu đỏ. Hoa quế ra hoa vào mùa hạ và cho quả chín vào mùa xuân sang năm. Khi quả chín sẽ chuyển từ màu nâu đỏ sang màu đen, bên trong có hạt, hình bầu dục, hơi đen. Quế có tuổi thọ từ 8 – 30 năm, được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm và y học cổ truyền.

Điều kiện sinh trưởng của cây quế

Cây quế ưa thích khí hậu nhiệt đới, phù hợp với các quốc gia Châu Á. Được trồng nhiều ở Việt Nam. Nhiệt độ phù hợp để cây sinh trưởng từ 25 độ C. Cây quế không ưa nhiệt độ thấp và nơi có sương muối.

Để cây quế sinh trưởng tốt, đất đai phải chọn là đất đá vôi xám hoặc đất pha cát đỏ, độ PH 4,5 – 5,5 là thích hợp nhất. Lúc cây quế con nhỏ thì cần ít ánh sáng chiếu vào, nhưng khi cây lớn, cây quế cần nhiều ánh sáng hơn để cây sinh trưởng tốt cho nhiều tinh dầu hơn.

Các giống cây quế được trồng trên thế giới

Cây quế cũng như nhiều loại cây trồng khác, sẽ được trồng nhiều nơi trên thế giới và có nhiều giống, loại khác nhau. Cùng tìm hiểu những giống cây quế phổ biến trên thế giới sau đây:

Giống quế Thanh

Giống cây quế Thanh được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam. Có hình dáng thuôn dài 15 – 20m, hoạ mọc thành từng chùm màu trắng, quả hình tròn có màu nâu tím đặc trưng. Đây là một loại quế có giá trị cực kỳ cao trong ngành y dược. Được trồng và thu hoạch nhằm phục vụ cho ngành hoá chất, công nghiệp thực phẩm.

Giống quế Trung Quốc

Đây là giống quế được trông nhiều nhất trên toàn thế giới.. Là giống cây quế có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây có thể cao tới 10 – 15m, lá khá dài, hoa nở thành từng chùm. Quế Trung Quốc này được trồng và thu hoạch để làm gia vị, dược liệu trong y học.

Giống quế Sri Lanka

Đây là giống quế đến từ quốc gia Sri Lanka. Chiều cao của giống quế này từ 15 – 20m, hoa nở từng chùm mọc trên ngọn của cây, thân cây cao, thẳng đứng. Giống quế Sri Lanka cho năng suất thu hoạch thấp, tinh dầu khá ít nên không được trồng phổ biến nhiều ở nước ta, một số hộ gia đình trồng nó hoặc cho mọc hoang để sử dụng hằng ngày.

Lá cây quế có tác dụng gì?

Thông thường, cây quế được người ta sử dụng cả lá, vỏ, cành và quả của cây quế để chế biến trong ngành thực phẩm và y học. Lợi ích của quế mang lại vô cùng nhiều, đem lại giá trị kinh tế cho nhiều người dân, cụ thể:

Tác dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm

Lá quế và vỏ quế được thu hoạch và làm khô, đưa vào nhà máy và chế biến thành gia vị nấu ăn. Trong cây quế có vị ngọt, cay nhẹ, mùi hương thơm đặc trưng. Được thêm vào làm 1 trong những gia vị xoa tan vị tanh, nồng trong các thực phẩm.

Tác dụng làm thuốc chữa bệnh

Cây quế có vị hơi cây, tính nóng, ấm nên được nghiên cứu và sử dụng để trị các bệnh Đông Y như: Đau bụng, đau bụng do kinh nguyệt, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, … Ngoài ra, quế còn có tác dụng trị cảm lạnh, đầy hơi kha hiệu quả.

Bên trong lá quế và vỏ quế có chứa các khoáng chất như sắt, canxi, mangan,… Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ làm sạch đường hô hấp khi gặp cảm lạnh.

Tác dụng trong làm đẹp

Ngoài những tác dụng chữa bệnh, thì quế cũng được xem là thần dược giúp đốt cháy calo dư thừa bên trong cơ thể, giúp giảm mỡ hiệu quả nhất. Đồng thời quế cũng biết đến với tác dụng thanh lọc hệ tiêu hoá, mang lại cảm giác no nhanh, giúp bạn hạn chế nạp vào các thực phẩm giàu calo.

Tác dụng chống lão hoá

Bên trong lá quế, chứa nhiều chất giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh, làm giảm sự lão hoá của các tế bào trong cơ thể. Bạn cũng có thể sử dụng dầu quế để làm giảm đau, cứng cơ xương khớp.

Tác dụng trị mụn trứng cá

Với khả năng khán khuẩn cao, quế được sử dụng trong ngành mỹ phẩm khá nhiều. Mặt nạ quế kết hợp mật ong giúp làm dịu da, chống lại các mụn nhọt, mụn đầu đen, mụn trứng cá,…

Tác dụng trị nấm da chân, khử mùi

Chiếc xuất tinh dầu quế được lấy từ lá và vỏ quế có thể điều trị bệnh nấm da chân, do nhiểm trùng nấm. Với các đặc tính nổi bật như làm sạch, hỗ trợ tiêu diệt các nấm gây bệnh trên da chân, da tay.

Quế còn được dùng để khử mùi hôi đối với sàn nhà, tường và không khí xung quanh nhà ở. Sức mạnh khử trùng của quế khi kết hợp với chanh hoặc quýt đem lại không khí trong lành, hoàn toàn loại bỏ mùi hôi, ẩm mốc.

Sử dụng quế có tác dụng phụ không? Là những gì?

Bên cạnh những ưu điểm mà quế mang lại, việc lạm dùng qúa nhiều loại cây dược liệu này cũng khiến nó phản tác dụng. Đồng thời gây bên các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, như:

+ Viêm da dị ứng

+ Chán ăn, làm tăng thích thích tăng động

+ viêm nướu, lưỡi,…

+ Đỏ mặt, có thẻ làm tim đập nhanh

+ …

Cách trồng và chăm sóc cây quế đúng cách?

Cách chọn giống quế

Có thể sử dụng hạt quế hoặc giâm, chiếc cành quế để trồng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là dùng hạt quế để trồng mang lại năng suất cao hơn. Lựa chọn những hạt quế khoẻ, không lép, không sâu bệnh.

Ngâm hạt quế trong dung dịch kích thích sự sinh trưởng hoặc trong nước ấm khoảng 24 giờ. Sau đó vớt ra, để cho khô ráo.

Chọn đất trồng quế

Như đã nói ở trên, quế rất ưa thích đất thịt pha cát hoặc đất có độ xốp cao, dễ thoát nước. Chọn đất xong, nên bón một lượng phân hữu cơ lên đất, khoảng 3 – 4kg/m2 đất giúp đất đủ dinh dưỡng cho cây quế phát triển.

Kỹ thuật trồng quế chuẩn

Lên luống đất, cách mỗi ô đất 4 – 5cm sẽ gieo 1 hạt quế, lấp đất mỗi hố gieo 2 – 3cm. Sau đó phủ một lớp rơm lên trên cùng và tưới nước để giữ ẩm đất cho hạt nảy mầm.

Đợi 2 – 3 tuần hạt sẽ nảy mầm. Loại bỏ lớp rơm rạ trên bề mặt và làm giàn che ánh sáng mặt trời cho cây non sinh trưởng. Giai đoạn đầu, cây quế non còn khá kén ánh sáng mặt trời, nên bạn cần làm giàn che chắn tốt.

Thực hiện bón phân

Bón thúc định kỳ khoảng 2 lần/ năm để quế có thể sinh trưởng nhanh và không bị sâu bệnh. Ngoài ra, trong quá trình quan sát, cần cung cấp thêm đạm sungat để những cây quế nhỏ, yếu có thể sinh trưởng đều.

Thực hiện tưới nước

Thực hiện tưới nước thường xuyên để cây có đủ nước phát triển, không làm cây bị khô, thiếu nước. Nên tưới định kỳ 2 – 3 lần/ tuần với lượng nước vừa phải, tránh cây bị ngập úng, dẫn đến cây dễ chết.

Diệt cỏ, tỉa cành cây

Cần chăm sóc và diệt cỏ dại, cây dây leo quấn xung quanh gốc quế. Những loại dây dại này sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây. Bên cạnh đó, khi cây trưởng thành khoảng sau 10 năm, cần nhanh chóng tỉa cành ở dưới ½ cây để cây có thể tạo vỏ dày, lượng dầu trong thân cây cao.

Trừ sâu, bệnh cho cây quế

Trong quá trình chăm sóc cần kịp thời phát hiện các bệnh, sâu đục trên cây quế để có biện pháp phòng trừ nhanh chóng và hiệu quả. Một số loại sâu, bệnh ở cây quế như:

+ Bệnh vàng lá: Là các đốm vàng trên lá, lan rộng trên bề mặt lá, lá dần úa vàng và khô lại. Bạn cần cắt bỏ những lá bệnh và phun dung dịch Booc đô nhanh chóng.

+ Bệnh thối rễ: Đây là bệnh phổ biến đối với cây quế vào mùa mưa. Đặc biệt là cây quế con. Khi lượng nước quá nhiều khiến rễ cây ngập úng, dần dần cây sẽ chết. Bạn cần làm rãnh để thoát hết nước, hoặc làm luống cao để trồng cây.

+ Bên cạnh đó, các loại bị xít, rệp, sâu xén tóc đỏ cũng là những loại sâu bệnh gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây quế. Cần kịp thời phát hiện và diệt trừ sớm.

Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của lá quế, vỏ quế, cũng như những hướng dẫn Cách trồng và chăm sóc cây quế đạt năng suất cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng trồng được cây quế và sử dụng chúng đúng cách.

Mời xem thêm:

Lá ớt ăn có được không? có tác dụng gì?

Lá gừng có tác dụng gì?

Cây dó bầu là cây gì? có tác dụng gì?

Viết một bình luận