Củ xá kén là gì? Có tác dụng gì? Trồng có dễ không?

Trong kho tàng thảo dược có rất nhiều loại cây, loại củ mà nhiều người còn chưa biết đến. Trong đó có, Củ xá kén là gì? có tác dụng gì? trồng có dễ không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để giúp các bạn tìm câu trả lời nhanh nhất, chính xác nhất, chúng tôi mời xem qua những thông tin dưới đây mà Thegioicayla.vn đã chia sẽ nhé!

Củ xá kén là củ gì?

Củ xá kén hay còn gọi là củ xá kiếng, củ địa liền. Là một loại thảo dược, được sử dụng để bào chế thành một số dược liệu điều trị bệnh. Không những thế đây là một gia vị không thể thiếu để làm nước chấm thịt gà, thịt heo luộc nổi tiếng của người Hoa. Nếu ai đã từng thưởng thức thử món nước chấm này thì có thể khó quên được hương vị đặc trưng mà không loại nước chấm nào bằng.

cu-xa-ken-la-gi-co-tac-dung-gi-trong-co-de-khong
Củ xá kén là củ gì? có tác dụng như thế nào? Trồng có dễ không

Cây xá kén được biết đến là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm và mọc sát đất, dạng thân rễ hình củ nhỏ bám vào nhau, có dạng hình trứng. Và loại cây này có tên khoa học là Kaempferia galanga L, ( Kaempferia rotunda Rild) thuộc họ gừng ( Zingiberaceae). Sở dĩ loài cây này còn có tên gọi là địa liền bởi đặc tính lá mọc sát mặt đất, dường như không có thân hay thân dạng rễ.

Đặc điểm của cây xá kén

Cây thuộc dạng thân thảo, lá mọc sát đất, không có thân hay thân được xem dạng thân rễ.

Lá bề mặt có màu xanh lục và nhẵn, bề mặt dưới của lá có lông mịn. Lá hình dạng trứng, cuối lá hẹp lại thành một cuống dài độ 1 – 2cm.

Hoa cây xá kén có hình cánh bướm màu trắng bao quanh, 4 cánh đối xứng nhau, bên trong là màu tím đậm.

Hoa mọc xem kẻ giữa các lá, không có cuống hoa, gồm từ  8 đến 10 hoa trên 1 cây và mùa hoa thường rơi vào tháng 8, tháng 9 âm lịch.

Củ xá kén có dạng hình trứng và kích thước chỉ bằng đầu ngón tay mà thôi. Đây là bộ phận quý nhất của loại cây thảo dược này.

Thành phần dược liệu từ củ xá kén

Trong thành phần của củ xá kén chứa một số thành phần hóa học như chứa từ 2,4 – 3,8 % tinh dầu. Trong tinh dầu thu được từ củ xá kén chủ yếu là bocneola metyl, p-cumaric axitetyl este, xinamic axit etyl este, pentadecane C15H32 xinamic andehyl và xineola.

Cây xá kén phân bố ở đâu

Loại cây này phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng của nước ta. Vì thế cây có thể tìm thấy ở khắp nơi trong cả nước, trừ miền ngược cho đến miền xuôi. Chúng mọc rải rác ở rừng vùng núi thấp và trung du, mọc tương đối tập trung ở những vùng Tây Nguyên.

Ngoài ra loại cây này còn được tìm thấy ở một số quốc gia lân cận như Trung Quốc ( ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Đài Loan, Camphuchia, Lào, Malayxia, Ấn Độ,…

Củ xá kén có tác dụng gì?

Củ xá kén được biết đến là một loại củ có nhiều công dụng đó là làm gia vị nấu ăn và là nguồn dược liệu quý để điều trị một số bệnh.

Cây xá kén – xá kiếng – địa liền

Về công dụng làm gia vị

Nếu các bạn đã từng biết đến các món ăn của người Hoa, và bạn đã từng ăn món thịt luộc chấm nước chấm thì bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngon khá tả. Và nước chấm đó được chế biến từ củ Xá kén đấy.

Nếu bạn lần đầu thưởng thức thì bạn sẽ cảm thấy mùi đặc trưng này khác biệt hoàn toàn so với gia vị khác, nó kiểu như là sự kết hợp hương thơm của gừng và riềng hòa quyện lại thành một.

Thậm chí nhiều nơi, điển hình như Sài Gòn có món mỳ gà rất nổi tiếng đó là MỲ GÀ XÁ KÉN K3, mỳ cũng được làm từ nguyên liệu truyền thống và nước nhưn nấu từ gà. Nhưng điểm khác lạ và tạo nên nét thu hút riêng ở đây là nước chấm được làm từ củ xá kén rất lạ và ngon.

Công dụng làm dược liệu

Củ xá kén được cho là phương thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm khá hiệu quả.

Trị chứng ăn uống không tiêu, đầy hơi, tê phù, tê thấp, nhức đầu do phong hàn

Điều trị  một số bệnh như: tiêu chảy, hoắc loạn và ho gà. Trị bệnh viêm dạ dày, viêm ruột cấp tình, loét dạ dày, sưng mang tai, phong thấp đau xương khớp.

Rượu ngâm từ củ xá kén dùng để tắm cho người già và trẻ nhỏ rất tốt, dùng cho người có da mẫn cảm.

Người Philipine dùng nước sắc từ củ xá kén để trị chứng ăn uống khó tiêu hay trị bệnh sốt rét. Lá địa liền được giã nát, xào nóng để đắp chữa tê thấp.

Người Malaysia dùng củ xá kén chữa bệnh cao huyết áp, lở loét, hen suyễn. Lá và thân rễ được nhai ngậm chữa ho và đau họng, chữa cảm lạnh.

Một số nơi còn dùng lá xá kén như một loại rau ăn sống. Nước chiết từ củ dùng trị ho, giảm hôi miệng, làm cao dán trị nhứt mỏi.

Cách trồng cây xá kén

Xá kén là loại cây tương đối dễ trồng và có thể trồng quanh năm được, mùa thuận lợi để trồng nhất là vào mùa mưa vì khí hậu mát mẽ và độ ẩm cao thì cây dễ sống và phát triển nhanh hơn. Nhưng để cây xá kén xanh tốt và cho củ to thì bạn cần chú ý một số điểm dưới đây:

Nếu trồng xá kén ngoài đất thì bạn cần phải chuẩn bị đất trồng trước khi xuống giống. Cây xá kén có thể thích nghi với nhiều loại đất, nhưng phù hợp nhất là đất thịt. Đất trước khi trồng phải được làm tơi xốp, phơi ải, bón lót phân hữu cơ hoai mục để cây đủ dưỡng chất sinh trưởng tốt. Đất cần làm luống để thoát nước tốt.

Nếu trồng trong khay, chậu thì ngoài việc chuẩn bị một lương đất trồng tơi xốp, trộn phân hữu cơ, xơ dừa, mùn cưa,… thì bạn phải chuẩn bị khay hay chậu có kích thước tối thiểu 10 cm và chiều cao từ 10 cm trở lên hoặc khay lớn, thùng xốp cũng được. Kiểu trồng này phù hợp với các gia đình ở phố, trồng trên ban công, sân thượng.

Ngoài việc khâu đất trồng chuẩn bị tốt thì ánh sáng cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc trồng cây xá kén. Để cây có thể sinh trưởng tốt thì bạn nên trồng tại nơi có ánh sáng trực tiếp. Thậm chí cây xá kén cũng có thể sống tốt dưới bóng râm nên có thể trồng dưới tán cây hay trồng xen kẽ với các loại cây khác.

Phân bón là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển và sinh trưởng của bất kỳ loại thực vật nào, và cây xá kén cũng không ngoại lệ. Bạn cần bổ sung phân hữu cơ cho cây với tần suất 2 – 3 tuần 1 lần. Bạn có thể chọn một số loại phân như phân bò ủ mục, phân dơi, phân dê, phân gà hay phân trùn quế.

Thời điểm thu hoạch củ xá kén là khi nào?

Cây xá kén được trồng trong vòng từ 1 năm là có thể cho thu hoạch củ được rồi. Và bạn chỉ cần chý ý quan sát khi lá cây bắt đầu ngả sang màu vàng là thời điểm cây đã già và có thể thu hoạch củ được. Thường thì vào khoảng tháng 12 âm lịch hằng năm là người ta thu hoạch củ xá kén.

Củ xá kén có thể bảo quản được lâu mà không sợ bị hư hỏng và có thể dùng làm giống để trồng lại cho vụ sau. Đặc biệt là củ xá kén trồng càng lâu, ví dụ như đến mùa thu hoạch nhưng chúng ta không đào lên và để cây tiếp tục đâm chồi ở lần tiếp theo thì chất lượng củ càng tốt và tích lũy càng nhiều dược tính.

Cánh ngâm rượu củ xá kén

Rượu xá kén được dùng để xoa bóp ngoài da, làm giảm bớt nhứt mỏi gân cốt, trị đau nhứt xương khớp hay đau lưng kéo dài. Ngoài ra rượu xá kén còn có tác dụng giúp se kín lỗ chân lông, bảo vệ da, giúp lưu thông khí huyết,…Dưới đây là cách ngâm loại rượu này các bạn có thể tham khảo

Bước 1: Rửa sạch củ xá kén, để ráo nước

Bước 2: Dùng dao thái củ xá kén thành từng lát nhỏ, dày tầm 1cm là được.

Bước 3: Có thể ngâm cho vào bình thủy tinh để ngâm với rươu theo tỷ lệ 1kg xá kén ngâm với 4 lít rượu. Hoặc bạn có thể phơi khô củ xá kén trước khi ngâm rượu đều được.

Bước 4: Bạn đậy nắp bình kỹ để tránh côn trùng rơi vào và làm rượu bay mùi. Ngâm thời gian tầm 30 ngày là có thể sử dụng được.

Hoa của cây xá kén ( địa liền)

Rượu ngâm củ xá kén ngoài việc được sử dụng xoa bóp thì bạn cũng có thể uống. Nhưng uống với một liều lượng vừa phải, vừa đủ thì rượu mới phát huy công dụng điều trị một số bệnh như: Bị đầy hơi khó tiêu, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về củ xá kén cũng như công dụng và cách trồng loại cây này mà Thegioicayla.vn đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn. Hy vọng những thông tin này bổ ích cho các bạn, giúp cho một số người chưa biết và loại thảo dược này có thêm kiến thức quý giá. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Mời xem thêm:

Củ tam thất chữa bệnh gì

Top 7 loại hoa dễ trồng nhất và ra hoa đúng dịp Tết

Cây ngải đen là cây gì, chữa bệnh gì

Viết một bình luận