Củ tam thất chữa bệnh gì? Cách dùng và lưu ý gì?

Củ tam thất, nụ tâm thất là những dược liệu vô cùng quý hiếm được nhiều người săn tìm để chữa bệnh. Nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của loại thảo dược này. Cho nên có nhiều người đặt ra câu hỏi Củ tam thất chữa bệnh gì? Cách dùng như thế nào hay có lưu ý gì? Chúng tôi sẽ cập nhập và chia sẽ thông tin trên qua bài viết dưới đây của Thegioicayla.vn. Mời các bạn đón đọc để hiểu rỏ chi tiết nhé!

Đôi nét về cây tam thất

Tam thất là gì?

Cây tam thất là một loại thảo dược cực kỳ quý hiếm, nó được ví von như nhân sâm bởi nó có những công dụng điều trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Tam thất được biết đến là một loại cây thân thảo sống lâu năm, hay còn gọi đơn giản là một loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngủ gia bì.

Cây tam thất

Loại cây này đặc biệt ưu bóng râm và sống những nơi ẩm ướt như ven khe suối trong rừng sâu, bìa rừng. Chúng thường mọc trên những vùng núi cao từ 1.500 m so với mực nước biển.

Tam thất còn được biết đến với một số tên gọi khác như Sâm tam thất, Kim Bất hoán, Điền thất nhân sâm. Có tên khoa học là Panax notoginseng ( Burk F.H.Chen).

Củ tam thất là gì?

Trong cây tam thất, thì rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Và tất nhiên, đây là bộ phận quý nhất của cây thảo dược này rồi. Củ tam thất chính là phần rễ lâu năm được phình ra của cây tam thất.

Củ tam thất có hình dạng không thống nhất, thường thì có hình trụ hoặc hình chùy ngược, vỏ ngoài củ có màu vàng xám nhạt.

cu-tam-that-chua-benh-gi-cach-dung-va-luu-y-gi
Củ tam thất chữa bệnh gì, cách dùng ra sao

Đặc điểm tự nhiên của cây tam thất

  • Cây có chiều cao trung bình khoảng 40cm. Thân có màu be vàng hay màu nâu, có các vân nhỏ đứt nét chạy dọc thân.
  • Lá cây tam thất kiểu hình chân vịt, mọc thành vòng, cuống lá dài, thậm chí có cuống dài hơn chiều dài lá.
  • Mỗi lá có từ 3 – 7 lá chét, có hình răng cưa ở mép lá, trên gân chính lá có một số gân cứng thành gai.
  • Phiến lá tam thất hình mác, diện tích rộng, mọc vòng xung quanh thân, đầu lá nhọn, góc tù.
  • Hoa tam thất có hình tán, mọc thành chum, lúc đầu hoa có màu xanh sau chuyển dần sang màu đỏ, có hình xoắn môi.

Tam thất phân bố ở đâu

Với đặc tính thích sống tại vùng núi cao có khí hậu ẩm ướt, vì thế cây tam thất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại một số địa phương vùng núi Phía Bắc nước ta như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…Đặc biệt là tại tỉnh Hà Giang có địa hình phần lớn là núi đá, nên chất lượng củ tam thất tại đây cũng được đánh giá cao.

Còn tại nước ngoài, thì Trung Quốc được cho là quốc gia cận kề với nước ta nên cây tam thất được tìm thấy ở một số tỉnh như Vân Nam, Tứ Xuyên hay Giang Tây.

Thành phần dược liệu của củ tam thất

Theo nghiên cứu khoa học của ngành y học hiện đại chỉ ra rằng trong thành phần của củ tam thất chứa các nhóm thành phần hóa học như: Saponin ( chiếm từ 4,42 -12 %), ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rgl, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.

Trong thành phần của củ tam thất còn có tinh dầu như α-guaien, β-guaien và octadecan. Ngoài ra còn chó chứa flavonoid, phytosterol ( β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharide, muối vô cơ. Còn chứa các axit amin và các nguyên tố khác như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin và arasaponin A, arasaponin B….

Trong ngành y học cổ truyền dân tộc thì cho rằng tam thất có vị ngọt, hơi đắng, có tính ấm. Rất hiệu quả trong việc cầm máu, giảm đau, giảm sưng tấy, cải thiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau sinh rất tốt.

Củ tam thất chữa bệnh gì?

Củ tam thất được xem là có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh. Cả trong nền y học hiện đại hay còn gọi là Tây Y và cả ngành y học cổ truyền dân tộc đều sử dụng củ tam thất làm dược liệu.

Trong Tây Y dùng củ tam thất điều trị một số bệnh như:

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vì trong thành phần củ tam thất có chứa panacrin có tác dụng hạn chế sự di căn của các tế bào gây ung thư. Đặc biệt tốt trong việc điều trị u xơ tử cung. Thảo dược này giúp tăng tính nhạy cảm của mô ung thư với thuốc đặc trị, trừ đó giảm liều thuốc tây phải dùng.

Có tác dụng cầm máu và giảm đau hiệu quả nhờ vào dịch tể chiết xuất từ củ tam thất và ngay cả trong thân, lá cũng có thể được.

Giúp điều trị máu bầm xảy ra khi bị va chạm, chấn thương phần mền, giúp cho lượng máu bầm tích tụ này tan dần và khỏi hẳn.

Điều trị chứng căng thẳng, stress nhờ trong thành phần củ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, kích thích tinh thần, giúp cho tinh thần vui tươi sảng khoái hơn.

Hỗ trợ điều trị tim mạch nhờ khả năng giúp tăng lưu lượng máu động mạch vành, bảo vệ cơ tim, tránh thiếu máu cơ tim hay rối loạn nhịp tim. Từ đó giúp cho quả tim trở nên khỏe mạnh hơn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng vius từ đó giúp cơ thể chống chọi được các tác nhân gây bệnh bên ngoài, và cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

Điều trị chứng đổ mồ hôi trộm, suy nhược cơ thể do lao động quá sức hay giúp bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu, giúp đẩy chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Một số bài thuốc từ củ tam thất trong Đông Y và cách dùng

Chữa ra máu nhiều sau sinh :Dùng bột củ tam thất trộn với nước cơm, uống ngày 2 lần và mỗi lần 8 g.

Chữa thiếu máu, huyết hư sau sinh: Dùng bột tam thất uống 6g/lần.Ngày uống 2 lần hoặc có thể đem tần với gà non để ăn.

Chữa chảy máu khi bị thương: Lấy lá cây tam thất giã nhỏ, vừa lấy nước uống và lấy bả đắp lên vết thương.

Chữa suy nhược cơ thể: Tam thất 12 g, sâm bố chính, ích mẫu, mỗi vị 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12 g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20 g hoặc có thể sắc uống với liều lượng thích hợp.

Chữa viêm gan thể cấp tính: Dùng 12 g tam thất, 40g nhân trần, 20g hoàng bá, và 12 gam mỗi loại: bồ công anh, thiên môn, huyền sâm, mạch môn, thạch hộc, 8 gam xương bồ. Rồi sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa viêm đường tiết niệu: Dùng  4g tam thất, lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân, mỗi vị 6g. Sinh địa, cam thổ đất, mộc hương mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa rong huyết do huyết ứ:  Dùng 4g tam thất, ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ mỗi vị 12g. Đương quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm mỗi vị 8g. Mộc dược, ngũ linh chi mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng củ tam thất

Mặc dù được đánh giá đánh giá đanh là loại thảo dược vô cùng quý giá, có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh. Nhưng việc sử dụng không đúng cách hay lạm dụng quá nhiều thì lại gây nguy hiểm đến sức khỏe khi bị phản tác dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng củ tam thất.

+ Đối với những người có thân nhiệt cao hơn mức bình thường. Nếu sử dụng tam thất trong thời gian dài có thể bị mẫn cảm gây nóng trong người, nổi mụn, dị ứng, ngứa ngáy,…

+ Tuyệt đối không nên tùy tiện sử sụng tam thất cho trẻ em. Chúng ta nên hỏi ý kiến của bác sỹ về ảnh hưởng của thuốc đối với trẻ và liều lượng trước khi sử dụng.

+ Thành phần trong củ tam thất có thể gây ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng. Vì thế bạn không nên dùng chung thuốc tây hay thực phẩm chức năng cùng với tam thất.

+ Liều lượng tam thất được khuyến cáo sử dụng là không quá 9gam mỗi ngày.

+ Không nên kết hợp tam thất với các loại trà, đặc biệt là những loại trà có hương vị mạnh vì có thể làm giảm tác dụng của tam thất.

+ Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt không nên dùng tam thất. Bởi củ tam thất làm tăng khả năng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên có thể khiến chị em bị chảy máu quá nhiều.

+ Phụ nữ mang thai cũng không được dùng củ tam thất. Vì củ tam thất có khả năng gây động thai, sẩy thai bởi củ tam thất có khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó.

+ Nếu bạn đang mắc bệnh tiêu chảy thì nên tránh xa, không nên dùng củ tam thất. Vì nếu dùng sẽ làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Các dạng thuốc bào chế từ tam thất

Cây tam thất được sử dụng hầu hết cả thân, rễ, củ, lá, cho đến hoa để làm thuốc. Vì thế có một số dạng thuốc từ cây tam thất được bào chế để phù hợp với nhu cầu sử dụng như sau:

Thuốc dạng bột – Đây là dạng thuốc được bào chế từ củ tam thất, phơi khô, tán mịn.

Thuốc sắc – Dạng thuốc này thường dùng củ tam thất cả tươi và khô để sắc uống, giống như sắc thuốc.

Chè hãm – Đây là dạng nuu hoa tam thất dùng hảm chè như uống chè bình thường.

Dùng trực tiếp – Dùng lá cây hay thân giã để đắp ngoài da.

Dạng cao uống – Đây là sản phẩm được bào chế từ củ tam thất.

Kỹ thuật trồng cây tam thất

Mặc dù là thảo dược được tìm thấy ở khu rừng nhưng hiện nay cây tam thất vẫn được trồng để thu hoạch củ. Nhiều mô hình trồng thử nghiệm tại một số địa phương vùng núi phía Bắc bước đầu đã thành công. Chúng tôi giới thiệu sơ qua cách trồng cây tam thất, các bạn có thể tham khảo

Cây tam thất và hoa cây tam thất

Thứ nhất: Chọn đất trồng

Đất trồng cây tam thất phải là đất tại các vùng núi Phía Bắc mới thích ngi được, đất ở vùng núi cao, có dộ dốc nhẹ.

Khí hậu vùng đất trồng phải mát mẻ quanh năm, nhiệt độ phù hợp là dưới 25 độ C. Vì thế chỉ trồng ở vùng rừng núi ẩm ướt mà thôi.

Đất trồng phù hợp nhất là dưới tán từng, có độ ẩm đủ, nhiều chất dinh dưỡng. Cây thích hợp nhất là phát triển dưới thảm mục.

Thứ hai là chọn giống tam thất trồng.

Hiện nay có 3 cách trồng cây tam thất đó là bằng cây con tự nhiên, bằng cách ươm hạt hay bằng củ mầm. Trồng bằng cây con tự nhiên thì bạn phải vào rừng tìm kiếm, còn trồng bằng củ mầm thì bạn có thể lựa chọn giống trước, chọn các củ to, đều, nhiều rễ, có mầm non mới nhú lên là được.

Ngoài ra thì người ta còn dùng hạt chín của cây tam thất để giống và gieo cho vụ sau. Và những cây tam thất trên 4 tuổi thì mới cho hạt. Chọn hạt căng mẩy để gieo trồng thì tỷ lệ nảy mầm mới cao và cây con sẽ sinh trưởng và phát triển tốt được.

Thứ ba: Cách trồng

Trước tiên bạn làm đất ải, tươi xốp, làm sạch cỏ dại và vun vén để đất có thể thoát nước tốt. Bón phân hữa cơ hoai mục để tăng dinh dưỡng cho đất trồng.

Sau khi làm đất xong thì bạn vun luống cao 20 – 30 cm, chiều rộng luống tầm 1,2 – 1,5 m. Luống cách luống là 30 – 50cm để đảm bảo việc thoát nước tốt và dễ chăm sóc cây.

Chọn thời điểm vào đầu màu xuân, khi đó thời tiết sẽ rất thuận lợi để cây mới trồng dễ bắt rễ và sinh trưởng tốt khi có mưa phùn, độ ẩm cao, và nhiệt độ ấm dần lên.

Mật độ trồng cây được khuyến cáo là từ 10 – 15 cây/m2 đất. Mỗi cây nên trồng cách nhau từ 30 – 60 cm.

Sau khi trồng thì bạn cần tạo tầng thảm mục cho cây bằng cách lấy xác các thực vật khô vun vào gốc và trải đều trên bề mặt đất, nhằm giữ ẩm, ngăn cỏ dại và tạo dưỡng chất cho đất.

Tóm lại, với những thông tin mà Thegioicayla.vn đã chia sẽ về củ tam thất, thì chúng tôi tin rằng các bạn đã hiểu được củ tam thất chữa bệnh gì, cách dùng và lưu ý khi dùng như thế nào rồi phải không ạ. Hy vọng những kiến thức ở bài viết trên đã hỗ trợ cho mọi người hiểu rỏ về loại thảo dược vô cùng quý giá này. Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống.

Mời xem thêm:

Cây ngải đen là cây gì, chữa bệnh gì

Củ xá kén là gì? Có tác dụng gì

Hoa xuyến chi là hoa gì

Viết một bình luận