Cây ngải đen là cây gì, chữa bệnh gì? Cách trồng như thế nào?

Ngải đen được biết đến là một vị thuốc dân gian sử dụng rất nhiều từ xưa đến nay. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng sẽ có rất nhiều người không biết đến loại cây thuốc này. Vì thế những câu hỏi như: Cây ngải đen là cây gì, chữa bệnh gì? cách trồng ra sao?  Được khá nhiều người thắc mắc. Hãy cùng Thegioicayla.vn đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

Cây ngải đen là cây gì?

Cây ngải đen hay còn được gọi với nhiều tên khác như cây nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm,…Theo Đông Y thì ngải đen có vị cay, tính đắng, ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu kích, hóa thực. Nó thường được dùng để chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục.

cay-ngai-den-la-cay-gi-chua-benh-gi-cach-trong
Cây ngải đen chữa bệnh gì? Cách trồng

Loại cây thuốc này được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi đô hộ nước ta chúng mang sang để làm phép và điều trị bệnh. Đến nay, cây ngải đen vẫn là một vị thuốc nhiều bí ẩn với những người làm nghề thuốc nam, cây ngải đen không chỉ đơn thuần là vị thuốc chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc mang tính tâm linh thần thánh.

Đặc điểm nhận dạng của cây ngải đen?

Để nhận dạng cây ngải đen thì người ta dựa vào củ là chính. Đặc điểm nổi bật là củ có màu đen nhạt hay đen tím. Cây càng lâu năm thì củ có màu đen càng đậm.

Ngoài ra thì có một số điểm nhận dạng khác của cây ngải đen như:

Cây ngải đen thuộc thân cỏ, có chiều cao trung bình khoảng 30 – 70 cm. Mỗi cây sinh ra một củ chính và 2 củ nhánh.

Lá mọc ra từ củ, cuốn lá dài từ 5 – 10cm, cuốn lá có màu tím xanh hoặc màu xanh. Lá có bề rộng lớn, hình bầu dục, có màu xanh và viền lá có màu tím nhẹ.

Hoa cây ngải đen có màu trắng tím.

Rễ cây ngải đen dài từ 2 – 7 cm. Rễ non có màu vàng đất nhạt, bên trong lõi có màu trắng. Rễ già mọc thành củ theo từng đốt bằng ngón tay.

Củ cây ngải đen có lớp vỏ ngoài mỏng, cạo nhẹ là thấy được lõi trong, lõi có màu đen nhạt hay sẫm tím.

Rễ già ngải đen chính là bộ phận chứa dược tính và là cơ quan sinh sản cây con, dùy trì cho thế hệ sau.

Cây ngải đen phân bố ở đâu?

Ngải đen được xem là loại cây rất hiếm, khó tìm kiếm. Loại cây này lại phát triển rất chậm và dường như không phân nhánh, chúng thích hợp sống ở điều kiện thổ nhưỡng của vùng núi, vùng đất đỏ bazan, chứ không thể sống dưới vùng đồng bằng như một số loại cây gừng, cây nghệ được.

Loại cây này được cho là phân bố ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…và tại nước ta thì cây ngải đen được tìm thấy ở các vùng núi thuộc địa phận các tỉnh như Thanh Hóa, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và một số tỉnh miền núi Tây Bắc.

Cách thử ngải đen chuẩn nhất

Do đây là loại dược liệu khó tìm nên nhiều người lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác mà lừa đảo chuộc lợi. Nhưng các bạn an tâm, dưới đây là 2 cách thử để dễ dàng nhận biết đâu là ngải đen thật, đâu là giả nhé.

Cách đầu tiên

Bạn sử dụng 1 quả trứng gà luộc chín và nhớ chưa bóc vỏ nhé, rồi cắt 1 miếng ngải đen. Sau đó bạn chà lát cắt của củ ngải lên trên vỏ quả trứng gà.

Bạn chờ 10 phút, sau đó bóc vỏ quả trứng ra xem. Nếu thấy lòng trắng quả trứng cũng chuyển sang màu đen thì chứng tỏ đây là ngải đen thật. Còn nếu lòng trắng không có thay đổi gì ngoài màu trắng đục bình thường thì ngải thử là ngải giả.

Cách thứ hai

Với cách này thì bạn dùng 1 lóng mía cắt đầu. Củ ngải mang đi thử thì cắt đôi ra. Sau đó bạn dùng củ ngải chà xát lên đầu lóng mía. Chờ trong một khoảng thời gian hơn 10 phút, nếu thấy màu đen của ngải thấm qua đầu bên kia lóng mía nhanh thì chính là ngải đen thật. Còn nếu màu đen không thấm qua đầu kia lóng mía hay thấm rất lâu thì là ngải giả.

Cây ngải đen chữa bệnh gì?

Cây ngải đen được nhiều người ví như thần dược chữa bá bệnh. Nhưng thực hư dân gian truyền miệng như thế nào thì khoa học chưa kiểm chứng hết được. Chỉ biết là nghiên cứu chỉ ra một số công dụng của cây ngải đen như sau:

  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Chống nôn ói, chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vì nó hỗ trợ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn.
  • Có tác dụng điều hòa chức năng của gan, thận.

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh từ củ ngải đen?

Chữa bệnh về kinh nguyệt phụ nữ:

Dùng ngải đen và ích mẫu lượng bằng nhuau 15gam, sắc nước uống, ngày 1 thang. Để điều trị các chứng như huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết  khối, máu ra kéo dài, đau bụng kinh.

Chữa chứng trẻ nôn ở trẻ em đang bú:

Dùng ngải đen 4g, 3 hạt muối ăn, đun với sữa cho sôi tầm 5 phút, hòa tan chút ngưu hoàng (tầm bằng hạt gạo). Chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, còi xương:

Dùng ngải đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đầy bụng, khó tiêu:

Dùng ngải đen, tam lăng mỗi thứ 6g, lúa mạch 9g, vỏ quýt 15g rồi sắc uống.

Chữa đau bụng từng cơn do nhiễm lanh:

Dùng 100g ngải đen tán nhỏ với 50g mộc hương thành bột. Mỗi lần dùng 2g kèm với một ít giẫm pha loãng.

Chữa viêm gan, vàng da:

Dùng ngải đen, nghệ vàng, cỏ cú, quả tắc non, tất cả dùng đồng đều lượng, phơi khô và tán bột. Sau đó đem bột trộn với mật ong rồi viên thành viên nhỏ tầm 1 – 2 g. Ngày uống 1 viên.

Cách trồng cây ngải đen?

Trồng cây ngải đen không quá khó, nó có cách trồng gần giống với cây gừng, cây nghệ mà thôi. Kỹ thuật trồng cũng tương đối đơn giản. Sau đây chúng tôi giới thiệu sơ qua cách trồng cây ngải đen, các bạn có thể tham khảo.

Cây ngải đen đang ra hoa

Trước tiên bạn cần chuẩn bị đất trồng, làm sạch cỏ dại, xới đất cho tơi xốp, bón lót phân chuồng, phân hoai mục vào đất trước.

Chuẩn bị cây ngải đen giống già, cây càng lâu càng tốt. Có thể chọn củ ngải đen từ 1 – 2 năm tuổi là tốt nhất, vì lúc này củ ngải đã già.

Thời điểm giao trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, thời điểm này khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, thích hợp cho việc cây ngải đâm chồi.

Có thể von luống trước khi trồng hoặc không cần cũng được, nhưng đất trồng phải đảm bảo thông thoáng, không được ngập úng.

Tiến hành giâm củ ngải đen vào luống đất, phủ nhẹ lớp đất lên, Sau đó dùng rơm mục, lá cây, mùn cưa phủ lên trên để giữ ẩm cho đất và tạo lượng dưỡng chất sau này cho cây.

Sau khoảng 3 – 4 tuần thì cây ngải đen sẽ đâm chồi và lớn đần. Trong giai đoạn này bạn nên chú ý việc côn trùng và sâu bọ dễ phá hoại vì lá cây còn non.

Trồng cây ngải đen bạn không cần dùng phân hóa học, bạn chỉ cần bón phân chuồng hoai mục là đủ dưỡng chất cho cây sống và phát triển tốt rồi.

Cách ngâm rượu ngải đen chữa bệnh

Rượu ngâm ngải đen được cho là có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh. Nhưng để ngâm rượu ngải đen đúng cách thì không thật sự dễ dàng. Dưới đây là cách ngâm loại rượu này mà chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu:

Trước tiên bạn chuẩn bị một số dược liệu, dụng cụ để ngâm như:

  • Ngải đen
  • Lô hội
  • Long đảm thảo
  • Đại hoàng
  • Phiến hồng hoa
  • Tá dược
  • Rượu gạo trên 40 độ
  • Bình ngâm bằng thủy tinh hay sứ, có nắp đậy kín

Cách ngâm như sau:

Mang các dược liệu nói trên đi rửa sạch, để ráo nước rồi phơi khô. Sau đó bạn cho các dược liệu này tráng qua rượu 1 lượt để đảm bảo sạch hoàn toàn bụi bặm trong quá trình phơi.

Tiếp theo bạn xếp các dược liệu vào bình ngâm chuẩn bị sẵn. Sau đó đổ từ từ rượu vào bình đến khi ngập hết dược liệu là được.

Khâu cuối cùng là bạn đậy nắp bình thật kín để ngăn không cho bụi bẩn, côn trùng rơi vào và ngăn không cho rượu bay hết mùi vị.

Thời gian ngâm sau hơn 3 tháng là bạn có thể lấy rượu ngải đen ra dùng được rồi. Vì đây là rượu thuốc cho nên bạn cần sử dụng với liều lượng vừa phải, điều độ. Tốt nhất là trước mỗi bữa ăn hằng ngày dùng 1 chén nhỏ là được.

Giá củ ngải đen bao nhiêu 1kg?

Ngải đen được xem là dược liệu quý, khó tìm và trồng cũng lâu thu hoạch. Cho nên giá thành của nó cũng cao hơn so với các dược liệu khác như gừng hay nghệ.

Hiện nay giá bán 1kg ngải đen dao động từ 600.000 đồng đến gần 10 triệu đồng/kg tùy thuộc vào tuổi thọ và chất lượng củ ngải.

Chính sự quý hiếm của củ ngải đen và có nhiều người sẵn bỏ nhiều tiền để mua chúng về dùng. Nhưng chính điều này khiến cho một số kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo.

Cho nên khi mua dược liệu đắt tiền này bạn cần thận trọng thử theo cách dùng trứng gà mà chúng tôi đã mách bảo ở trên để tránh tình trạng mất tiền oan ức nhé.

Hy vọng với những thông tin mà Thegioicayla.vn đã chia sẽ ở bài viết trên đã giúp được các bạn hiểu được  về cây ngải đen là cây gì, chữa được bệnh gì. Chúc các bạn có được những  kiến thức bổ ích trong việc lựa chọn mua ngải đen và sử dụng một cách hợp lý nhất.

Mời xem thêm:

Ếch đồng giá bao nhiêu 1kg 

Top 7 loại hoa dễ trồng nhất ra hoa đúng dịp Tết?

Củ tam thất chữa bệnh gì

Viết một bình luận